Ngày 12 tháng 5 là ngày gì? Ngày 12 tháng 5 có sự kiện gì? Viên chức điều dưỡng có được nghỉ làm vào ngày 12 tháng 5 không?
Ngày 12 tháng 5 là ngày gì? Ngày 12 tháng 5 có sự kiện gì?
Theo Quyết định 288/QĐ-BYT năm 2025 về Kế hoạch thông tin, truyền thông y tế năm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì ngày 12 tháng 5 là Ngày quốc tế Điều dưỡng.
Nhằm tưởng nhớ những cống hiến to lớn của bà Florence Nightingale (người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của ngành Điều dưỡng hiện đại) cũng như sự ghi nhận, tôn vinh vai trò của người Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, ngày 12/5/1965, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) đã chọn ngày 12 tháng 5 hàng năm là ngày "Quốc tế Điều dưỡng".
Năm 2025, Ngày quốc tế Điều dưỡng rơi vào Thứ Hai - ngày 12/5/2025 (tức ngày 15/4 âm lịch).
Thông điệp của Ngày quốc tế Điều dưỡng năm 2025 là : “Our Nurses, Our Future, Caring For Nurses Strengthens Economies” – “Điều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Chăm sóc sức khoẻ cho người điều dưỡng cũng là tăng cường hiệu quả về kinh tế”.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 12 tháng 5 là ngày gì? Ngày 12 tháng 5 có sự kiện gì? (Hình từ Internet)
Viên chức điều dưỡng có được nghỉ làm vào ngày 12 tháng 5 Ngày quốc tế Điều dưỡng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 có quy định quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Theo đó, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Dẫn chiếu đến Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết trong năm như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đối chiếu với các quy định trên thì ngày 12 tháng 5 Ngày quốc tế Điều dưỡng không thuộc danh sách các ngày nghỉ lễ mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, viên chức điều dưỡng nói riêng và người lao động nói chung không được nghỉ vào ngày 12 tháng 5 Ngày quốc tế Điều dưỡng.
Viên chức điều dưỡng cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BYT thì chức danh điều dưỡng, bao gồm:
- Điều dưỡng hạng I, mã số: V.08.05.31;
- Điều dưỡng hạng II, mã số: V.08.05.11;
- Điều dưỡng hạng III, mã số: V.08.05.12;
- Điều dưỡng hạng IV, mã số: V.08.05.13.
Như vậy, từng chức danh viên chức điều dưỡng sẽ có những tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ khác nhau. Cụ thể:
(1) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với Điều dưỡng hạng I
- Có hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Có năng lực chủ trì tổ chức thực hiện danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng;
- Có năng lực chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ (hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
(theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BYT)
(2) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với Điều dưỡng hạng II
- Có hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Có hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;
- Thực hiện thành thạo kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng theo chuyên ngành đào tạo;
- Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;
- Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng;
- Có năng lực chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ (hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
(theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2025/TT-BYT)
(3) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với Điều dưỡng hạng III
- Có hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Có hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;
- Thực hiện kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng;
- Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;
- Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ (hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
(theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2025/TT-BYT)
(4) Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với Điều dưỡng hạng IV
- Có hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Có hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;
- Đạt tiêu chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Có kỹ năng truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe, giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.
(theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2025/TT-BYT)










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng nhân dân họp chuyên đề khi nào? Hội đồng nhân dân họp kín đúng không? HĐND miễn nhiệm Chủ tịch HĐND theo đề nghị của ai?
- Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế là gì? Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của cơ quan thuế gồm những gì?
- Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là ai? Thời hạn của giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm tối đa là bao lâu?
- Thế nào là dịch vụ xử lý tiền? Tổ chức cung ứng dịch vụ xử lý tiền có cần phải ký hợp đồng hay không?
- Nội dung điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời được quy định như thế nào? Không gian điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời ra sao?