Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế là gì? Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của cơ quan thuế gồm những gì?
Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định như sau
Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. “Cơ quan thuế đối tác” là Cơ quan thuế của nước, vùng lãnh thổ ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam.
5. “Đối tượng so sánh độc lập” là các giao dịch độc lập giữa các bên không có quan hệ liên kết hoặc doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập được lựa chọn trên cơ sở phân tích, so sánh, xác định đối tượng so sánh tương đồng để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận nhằm xác định nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế, đảm bảo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
6. “Khác biệt trọng yếu” là khác biệt về các yếu tố hình thành giá có ảnh hưởng quan trọng hoặc đáng kể đến mức giá, tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các bên tham gia giao dịch.
7. “Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế” là các thông tin, dữ liệu do Cơ quan thuế thu thập, xây dựng, quản lý từ các nguồn khác nhau theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, bao gồm cả cơ sở dữ liệu và thông tin trao đổi với các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.
...
Theo đó, cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế được hiểu là các thông tin, dữ liệu do Cơ quan thuế thu thập, xây dựng, quản lý từ các nguồn khác nhau theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, bao gồm cả cơ sở dữ liệu và thông tin trao đổi với các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.
Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế là gì? Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của cơ quan thuế gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của cơ quan thuế gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định, quản lý giá giao dịch liên kết
1. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế, bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu thương mại là thông tin, số liệu tài chính, kinh tế được các tổ chức kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hóa, lưu trữ, cập nhật, cung cấp bằng các phần mềm hỗ trợ truy cập, quản lý với các công cụ, ứng dụng được lập trình sẵn, hỗ trợ tiện ích cho người sử dụng có thể tìm kiếm, truy cập và sử dụng dữ liệu tài chính, kinh tế của các doanh nghiệp trong và ngoài Việt Nam theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo khu vực địa lý hoặc các tiêu chí tìm kiếm theo yêu cầu khác phục vụ mục đích so sánh, xác định đối tượng tương đồng trong kê khai và quản lý giá giao dịch liên kết;
b) Thông tin dữ liệu của các doanh nghiệp được công bố công khai trên thị trường chứng khoán;
c) Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;
d) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước công bố công khai hoặc các nguồn chính thức khác.
2. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế, bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thông tin, dữ liệu trao đổi với các Cơ quan thuế đối tác theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này;
c) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước cung cấp cho Cơ quan thuế;
d) Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế trong quản lý rủi ro.
...
Như vậy, cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế bao gồm các nội dung, cụ thể như sau:
- Cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
- Thông tin, dữ liệu trao đổi với các Cơ quan thuế đối tác theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
- Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước cung cấp cho Cơ quan thuế;
- Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế trong quản lý rủi ro.
Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự xác định yếu tố hình thành giá giao dịch liên kết; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong xác định giá giao dịch liên kết, thủ tục kê khai; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.
2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5 Nghị định này.
2. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.
Theo đó, cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết bao gồm:
- Tổng cục Thuế;
- Cục Thuế;
- Chi cục Thuế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế là gì? Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của cơ quan thuế gồm những gì?
- Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là ai? Thời hạn của giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm tối đa là bao lâu?
- Thế nào là dịch vụ xử lý tiền? Tổ chức cung ứng dịch vụ xử lý tiền có cần phải ký hợp đồng hay không?
- Nội dung điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời được quy định như thế nào? Không gian điều tra cơ bản của tài nguyên điện mặt trời ra sao?
- Đại biểu Hội đồng nhân dân do ai bầu ra? Nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân là gì?