Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua phương tiện nào?

Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua phương tiện nào? Có mấy loại hình giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối? Câu hỏi của chị N từ Kiên Giang.

Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua phương tiện nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2021/TT-NHNN giải thích về tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
...

Đồng thời, căn cứ Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN quy định về phương tiện và ngôn ngữ giao dịch ngoại tệ:

Phương tiện và ngôn ngữ giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Giao dịch ngoại tệ đã được xác nhận trên các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này được coi là cam kết không thay đổi. Trường hợp thay đổi hoặc hủy bỏ phải được hai bên giao dịch thống nhất.
3. Trong trường hợp giao dịch ngoại tệ được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép cần đảm bảo điện thoại phải có chức năng ghi âm, lưu trữ và truy xuất được nội dung thoả thuận giao dịch. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, trong ngày giao dịch, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép xác nhận lại bằng văn bản (văn bản giấy hoặc điện tử) do cấp có thẩm quyền ký duyệt.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua:

- Hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg,

- Thông qua điện thoại hoặc

- Các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua phương tiện nào?

Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua phương tiện nào? (Hình từ Internet)

Có mấy loại hình giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối?

Loại hình giao dịch ngoại tệ được quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2021/TT-NHNN như sau:

Loại hình giao dịch
Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ bằng các loại hình giao dịch sau đây:
1. Giao dịch giao ngay.
2. Giao dịch kỳ hạn.
3. Giao dịch hoán đổi.
4. Giao dịch quyền chọn.
5. Các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

Theo đó, có 5 loại hình giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, cụ thể:

(1) Giao dịch giao ngay.

(2) Giao dịch kỳ hạn.

(3) Giao dịch hoán đổi.

(4) Giao dịch quyền chọn.

(5) Các loại hình giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

Thanh toán cho giao dịch ngoại tệ phải được thực hiện theo hướng dẫn của ai?

Việc thanh toán giao dịch ngoại tệ được quy định tại Điều 13 Thông tư 26/2021/TT-NHNN như sau

Thanh toán giao dịch
1. Thanh toán cho giao dịch ngoại tệ phải được thực hiện theo hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
2. Trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam và/hoặc của thị trường xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
3. Trường hợp thanh toán chậm so với thỏa thuận giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép, bên thanh toán chậm phải chịu mức phạt như sau:
a) Nếu bằng đồng ngoại tệ, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất qua đêm do ngân hàng đại lý thanh toán của bên bị thanh toán chậm áp dụng trên tài khoản thanh toán chuẩn nhận ngoại tệ tại thời điểm phát sinh tính trên số tiền và số ngày chậm trả;
b) Nếu bằng Đồng Việt Nam, mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm phát sinh thanh toán chậm tính trên số tiền và số ngày chậm trả.

Theo đó, việc thanh toán cho giao dịch ngoại tệ phải thực hiện theo hướng dẫn thanh toán chuẩn do tổ chức tín dụng được phép đăng ký với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 26/2021/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-NHNN).

TẢI VỀ Phụ lục 2 Hướng dẫn thanh toán chuẩn cho các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.

Lưu ý: Trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam và/hoặc của thị trường xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.

Giao dịch ngoại tệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy trình thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn với đơn vị thanh toán là ngoại tệ theo hợp đồng giao dịch được hay không?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có được thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với chi nhánh của tổ chức tín dụng được phép không?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ bằng đồng tiền nào?
Pháp luật
Mẫu hướng dẫn thanh toán chuẩn cho các giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước của tổ chức tín dụng được phép là mẫu nào?
Pháp luật
Thỏa thuận giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng phi ngân hàng và khách hàng qua điện thoại có cần được xác nhận bằng văn bản không?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua phương tiện nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có được giao dịch ngoại tệ ngoài giờ làm việc hành chính với tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối không?
Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đề nghị giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ bằng các loại hình giao dịch nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch ngoại tệ
875 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch ngoại tệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch ngoại tệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào