Nếu người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật không thể chăm sóc cho các em thì các quốc gia cần làm gì?
- Trẻ em khuyết tật có quyền được cha mẹ biết và chăm sóc kể từ thời điểm nào?
- Nếu người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật không thể chăm sóc cho các em thì các quốc gia cần làm gì?
- Nếu người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật có điều kiện nhưng không chăm sóc các em thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Trẻ em khuyết tật có quyền được cha mẹ biết và chăm sóc kể từ thời điểm nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Quyền tự do đi lại và quyền có quốc tịch
1. Các quốc gia thành viên phải công nhận quyền của người khuyết tật được tự do đi lại, tự do chọn khu vực cư trú và quyền có quốc tịch, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, bao gồm việc bảo đảm rằng người khuyết tật:
a. Có quyền nhận và thay đổi quốc tịch và không bị tước quốc tịch một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật;
b. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, khả năng được cấp, sở hữu và sử dụng giấy tờ quốc tịch của họ hoặc giấy tờ căn cước khác, hoặc khả năng sử dụng những thủ tục thích hợp như thủ tục di trú có thể cần thiết để thực hiện quyền tự do đi lại một cách thuận lợi;
c. Tự do rời khỏi bất kỳ đất nước nào, kể cả đất nước của mình;
d. Không bị tước đoạt, một cách tùy tiện hoặc trên cơ sở sự khuyết tật, quyền vào đất nước của chính mình.
2. Trẻ em khuyết tật được khai sinh ngay sau khi ra đời và ngay từ khi ra đời, có quyền có tên họ, quyền có quốc tịch và quyền được cha mẹ biết và chăm sóc, trong chừng mực tối đa có thể.
Như vậy, trẻ em khuyết tật có quyền được cha mẹ biết và chăm sóc, trong chừng mực tối đa có thể ngay khi ra đời.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Trẻ em khuyết tật (Hình từ Internet)
Nếu người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật không thể chăm sóc cho các em thì các quốc gia cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 23 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Tôn trọng tổ ấm và gia đình
...
4. Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng trẻ em không bị tách khỏi cha mẹ trái với ý muốn của trẻ, trõ trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phù hợp với luật và thủ tục có hiệu lực rằng việc tách trẻ khỏi cha mẹ là cần thiết vì lợi ích tốt nhất của trẻ, quyết định này phải được xem xét lại về mặt tư pháp. Trong mọi trường hợp, không bao giờ được tách trẻ em khỏi cha mẹ trên cơ sở sự khuyết tật của trẻ, của bố, mẹ hoặc của cả hai bố mẹ.
5. Khi gia đình ruột thịt của trẻ khuyết tật không thể chăm sóc trẻ, quốc gia thành viên tiến hành mọi nỗ lực để cung cấp sự chăm sóc thay thế trong gia đình lớn hơn của trẻ, nếu không được, thì chăm sóc tại cộng đồng ở một nơi bố trí như gia đình.
Như vậy, nếu gia đình ruột thịt của trẻ em khuyết tật không thể chăm sóc cho các em thì các quốc gia cần tiến hành mọi nỗ lực để cung cấp sự chăm sóc thay thế trong gia đình lớn hơn của trẻ, nếu không được, thì chăm sóc tại cộng đồng ở một nơi bố trí như gia đình.
Nếu người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật có điều kiện nhưng không chăm sóc các em thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 5 Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, nếu người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật có điều kiện nhưng không chăm sóc các em thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?