Nếu không thành lập công đoàn đương nhiên không phải thu đoàn phí của người lao động nhưng có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn 2012 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nếu doanh nghiệp không muốn thành lập công đoàn thì cũng không bắt buộc.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
...
Theo đó, doanh nghiệp có thể thành lập công đoàn cơ sở khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Nếu không thành lập công đoàn đương nhiên không phải thu đoàn phí của người lao động thì có phải đóng kinh phí công đoàn không?(Hình từ Internet)
Nếu không thành lập công đoàn đương nhiên không phải thu đoàn phí của người lao động thì có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Theo khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định:
Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
...
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
...
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP về đối tượng đóng kinh phí công đoàn như sau:
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định mà không phân biệt doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.
Như vậy, nếu không thành lập công đoàn đương nhiên không phải thu đoàn phí của người lao động nhưng vẫn phải đóng kinh phí công đoàn theo quy định.
Mức đóng và nơi đóng kinh phí công đoàn cho người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP về mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:
Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Theo đó, mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Về nơi đóng đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
Phân cấp thu và phương thức thu kinh phí công đoàn
...
2. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước có công đoàn cơ sở hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để biết thực hiện.
...
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để biết thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?