Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng cần làm gì?
- Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng cần làm gì?
- Không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi thì Bộ Tư pháp giải quyết như thế nào?
- Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, đánh giá việc trẻ em không nơi nương tựa cần được nhận làm con nuôi bao lâu một lần?
Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng cần làm gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
...
2. Trường hợp tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa vào sống ở cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi để thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi, xin ý kiến của cơ quan chủ quản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi.
Theo đó, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Nuôi con nuôi 2010, xin ý kiến của cơ quan chủ quản cụ thể:
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:
a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em không nơi nương tựa để thông báo tìm người nhận con nuôi.
Nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi (Hình từ Internet)
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây
Không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi thì Bộ Tư pháp giải quyết như thế nào?
Theo điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
...
3. Việc tìm người nhận trẻ em làm con nuôi được thực hiện như sau:
a) Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi theo quy định tại Điều 16 của Luật nuôi con nuôi thì Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và giới thiệu người nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi, đối với trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi. Sau khi hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi cho Cục Con nuôi để thông báo tìm người nhận con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật nuôi con nuôi.
Đối với trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi và gửi Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật nuôi con nuôi và khoản 3 Điều 16 của Nghị định này để tìm người nhận con nuôi đích danh có điều kiện phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em.
Theo đó, công dân Việt Nam thường trú ở trong nước không nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi thì thì Sở Tư pháp thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi.
Sau khi hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: "Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách gửi Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo 03 lần liên tiếp trên báo viết hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác của tỉnh.".
Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi 01 bộ hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Nuôi con nuôi 2010 cho Cục Con nuôi để thông báo tìm người nhận con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010 cụ thể:
"Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Bộ Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế.
Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp."
Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, đánh giá việc trẻ em không nơi nương tựa cần được nhận làm con nuôi bao lâu một lần?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi
1. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã hàng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã hàng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em không nơi nương tựa cần được nhận làm con nuôi.
Tải về mẫu Giấy chứng chận nuôi con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?