Sáp nhập tỉnh: Việc phân định thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh có cần bảo đảm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không?
- Sáp nhập tỉnh: Việc phân định thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh có cần bảo đảm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không?
- Sáp nhập tỉnh, thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm những ai?
- Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có phải tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo không?
Sáp nhập tỉnh: Việc phân định thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh có cần bảo đảm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như sau:
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
...
d) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
đ) Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;
e) Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;
g) Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.
...
Theo đó, đối với sáp nhập tỉnh việc phân định thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh cần phải bảo đảm vấn đề đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền của chính quyền khi sáp nhập tỉnh có phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương.
Sáp nhập tỉnh: Việc phân định thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh có cần bảo đảm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không? (Hình từ Internet)
Sáp nhập tỉnh, thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm những ai?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
...
2. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này, các nhiệm vụ được Hội đồng nhân dân giao và quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân và số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như sau:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp;
b) Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có 02 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã có 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
...
Theo đó, thành phần thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh khi sáp nhập tỉnh bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
+ Ủy viên là Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
Lưu ý: Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có phải tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân
...
3. Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân và các cơ quan khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
4. Giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
6. Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
...
Theo đó, thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cần phải tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chế độ nghỉ việc của cán bộ không chuyên trách sau sáp nhập xã? Cắt giảm cán bộ không chuyên trách cấp xã theo Quyết định 759?
- Tải về Mẫu quyết định bổ nhiệm Giám đốc dự án của nhà thầu thi công xây dựng công trình? Giám đốc dự án của nhà thầu là gì?
- Ngày 17 tháng 4 là ngày gì? Ngày 17 tháng 4 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 17 tháng 4 có sự kiện gì?
- Lịch thi đấu vòng 19 V League 2024 2025 chi tiết? Lịch thi đấu vòng 19 V League 2024 2025 hôm nay?
- Sửa đổi Nghị định 178: Viên chức lãnh đạo từ đủ 2 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, hưởng chế độ gì khi nghỉ thôi việc?