Muốn vận chuyển vật liệu hạt nhân cần đáp ứng những yêu cầu gì? Khi vận chuyển vật liệu hạt nhân nếu gặp sự cố thì giải quyết như thế nào?

Xin hỏi nếu tôi muốn vận chuyển vật liệu hạt nhân cần phải đáp ứng những yêu cầu gì mới không vi phạm pháp luật? Khi vận chuyển vật liệu hạt nhân nếu gặp sự cố thì giải quyết như thế nào? Ngoài ra, khi vận chuyển vật liệu hạt nhân tôi có phải chịu trách nhiệm gì không?

Muốn vận chuyển vật liệu hạt nhân cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Theo Điều 60 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu phóng xạ như sau:

"1. Tổ chức, cá nhân chỉ được vận chuyển vật liệu phóng xạ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
2. Tổ chức, cá nhân vận tải không được từ chối vận chuyển vật liệu phóng xạ đã được đóng gói theo quy định tại Điều 61 của Luật này và đã đủ điều kiện được vận chuyển theo quy định của pháp luật."

Do đó, nếu anh/chị muốn vận chuyển vật liệu hạt nhân thì phải được cấp giấy phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Muốn vận chuyển cơ sở hạt nhân cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Khi vận chuyển vật liệu hạt nhân nếu gặp sự cố thì giải quyết như thế nào?

Căn cứ Điều 62 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển như sau:

- Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Có phương án bảo vệ an toàn cho người trực tiếp tham gia vận chuyển và những người có liên quan khác; kiểm tra sự nhiễm bẩn phóng xạ của kiện hàng, khu vực chuẩn bị kiện hàng phóng xạ, khu vực kho và các phương tiện vận chuyển; lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra;

+ Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo, cập nhật kiến thức về an toàn bức xạ, có hiểu biết về quy tắc phòng cháy, chữa cháy và quy định về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ;

+ Xây dựng, kiểm soát lộ trình vận chuyển; phòng ngừa việc thất lạc vật liệu phóng xạ, việc chiếm đoạt, phá hoại vật liệu phóng xạ.

+ Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở đáp ứng những yêu cầu sau đây:

+ Quy định cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân khi có sự cố xảy ra;

+ Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan có thẩm quyền về sự cố;

+ Có biện pháp và phương tiện kỹ thuật cần thiết ứng phó sự cố;

+ Cảnh báo cho dân chúng xung quanh nơi xảy ra sự cố;

+ Khoanh vùng cách ly, ngăn chặn tiếp cận, khắc phục việc nhiễm bẩn phóng xạ;

+ Cấp cứu nạn nhân.

- Kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ có mức độ nguy hiểm trên trung bình và vận chuyển vật liệu hạt nhân phải được diễn tập và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép thẩm định.

- Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc lập kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển vật liệu phóng xạ.

Như vậy, theo như quy định pháp luật thì trước khi vận chuyển vật liệu hạt nhân thì tổ chức, cá nhân phải lập kế hoạch và phương án để xử lý nếu không may có sự cố xảy ra khi vận chuyển vật liệu hạt nhân.

Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu hạt nhân có trách nhiệm gì?

Tại Điều 63 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển như sau:

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng:

+ Xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;

+ Đóng gói vận chuyển vật liệu phóng xạ theo quy định tại Điều 61 của Luật này;

+ Thông báo cho tổ chức, cá nhân vận chuyển những yêu cầu về an toàn, an ninh và cung cấp những tài liệu liên quan đến hàng vận chuyển;

+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;

+ Lưu giữ hồ sơ về việc gửi hàng.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển:

+ Kiểm tra điều kiện an toàn của hàng gửi theo quy định;

+ Tuân thủ các quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng gửi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển;

+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;

+ Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng:

+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;

+ Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi sự cố xảy ra;

+ Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển:

+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển, tổ chức, cá nhân nhận hàng tiếp nhận an toàn, nhanh chóng giải phóng các kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;

+ Tham gia khắc phục hậu quả cùng với các bên liên quan khi sự cố xảy ra;

+ Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện các kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ; kiện hàng phóng xạ không có người nhận.

- Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển phải thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và ứng phó sự cố quy định tại Điều 62 của Luật này.

Trên đây là thông tin về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân khi vận chuyển vật liệu hạt nhân. Anh/chị có thể tham khảo.

Hạt nhân
Vật liệu hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào? Nếu có vật thể bị nhiễm xạ thì sẽ xử lý ra sao?
Pháp luật
Muốn vận chuyển vật liệu hạt nhân cần đáp ứng những yêu cầu gì? Khi vận chuyển vật liệu hạt nhân nếu gặp sự cố thì giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Công việc bức xạ theo Luật Năng lượng nguyên tử bao gồm những công việc gì? Vật liệu hạt nhân hoặc thiết bị hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào? Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi phát hiện vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị bỏ rơi thì phải thông báo cho cơ quan nào?
Pháp luật
Người phạm tội tàng trữ trái phép vật liệu hạt nhân có tổ chức được hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai không?
Pháp luật
Người sản xuất trái phép vật liệu hạt nhân có tổ chức sau đó tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người phát tán trái phép vật liệu hạt nhân dẫn gây thiệt hại tài sản 200.000.000 đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Người vận chuyển trái phép vật liệu hạt nhân qua biên giới sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Pháp luật
Người chiếm đoạt vật liệu hạt nhân dẫn đến chết người là người bị bệnh nặng thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hạt nhân
1,021 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hạt nhân Vật liệu hạt nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hạt nhân Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu hạt nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào