Mức vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh sử dụng người lao động là người dân tộc thiểu số tối đa bao nhiêu cho một dự án?
- Hộ kinh doanh có phải là đối tượng vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm hay không?
- Hộ kinh doanh sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số để đáp ứng điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thì dự án vay vốn cần phải phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh đúng không?
- Mức vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh sử dụng người lao động là người dân tộc thiểu số tối đa bao nhiêu cho một dự án?
- Trong hồ sơ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm thì giấy tờ chứng minh hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người dân tộc thiểu số bao gồm những gì?
Hộ kinh doanh có phải là đối tượng vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm hay không?
Hộ kinh doanh có phải là đối tượng vay vốn từ quỹ quốc gia được quy định tại Điều 12 Luật Việc làm 2013 như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh là một trong những đối tượng được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm.
Tuy nhiên, nếu hộ kinh doanh có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số sẽ được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn.
Mức vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tối đa bao nhiêu cho một dự án? (Hình từ Internet)
Hộ kinh doanh sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số để đáp ứng điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thì dự án vay vốn cần phải phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh đúng không?
Hộ kinh doanh sử dụng lao động là người dân tộc để đáp ứng điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thì dự án vay vốn có cần phải phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh được quy định tại Điều 13 Luật Việc làm 2013 như sau:
Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh sử dụng lao động là người dân tộc để đáp ứng điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thì dự án vay vốn cần phải phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra dự án vay vốn phải khả thi tại địa phương và thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định.
Mức vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh sử dụng người lao động là người dân tộc thiểu số tối đa bao nhiêu cho một dự án?
Mức vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh sử dụng người lao động là người dân tộc tối đa cho một dự án được quy định tại Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP như sau:
Mức vay
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mức vay từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với hộ kinh doanh sử dụng người lao động là người dân tộc tối đa là 02 tỷ đồng cho một dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
Trong hồ sơ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm thì giấy tờ chứng minh hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người dân tộc thiểu số bao gồm những gì?
Trong hồ sơ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm thì giấy tờ chứng minh hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người dân tộc được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP như sau:
Lập hồ sơ vay vốn
...
2. Hồ sơ vay vốn
...
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
...
- Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có), bao gồm:
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong hồ sơ vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm thì giấy tờ chứng minh hộ kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số người lao động là người dân tộc bao gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo mẫu;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm 2013 (nếu có), bao gồm:
+ Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số;
+ Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh;
+ Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?