Mục tiêu của việc quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước là gì? Những yêu cầu đối với việc quản lý tài sản này là gì?
Mục tiêu của việc quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước là gì?
Việc quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước có mục tiêu quy định tại tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13867-1:2023 (ISO 24516-1:2016) như sau:
Các khía cạnh nguyên tắc của việc quản lý tài sản
4.1 Mục tiêu và yêu cầu
4.1.1 Mục tiêu
Theo ISO 24510 và ISO 24512, các mục tiêu của đơn vị cấp nước sạch là:
- Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng;
- Đáp ứng nhu cầu và mong đợi thích đáng của người sử dụng;
- Cung cấp các dịch vụ trong các tình huống bình thường và khẩn cấp;
- Thúc đẩy tính bền vững của đơn vị cấp nước sạch;
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng;
- Bảo vệ môi trường.
Các đơn vị cấp nước sạch, khi đảm nhận việc quản lý tài sản, cần hướng tới việc quản lý các công trình-thiết bị máy móc của mình một cách có hệ thống và hiệu quả để duy trì chức năng của chúng. Việc quản lý này được thực hiện bằng cách xác định rõ các mục tiêu, dựa vào việc đánh giá và dự báo về tình trạng của các công trình-thiết bị máy móc thường rộng và phức tạp của mình.
Mục tiêu của việc quản lý tài sản là đảm bảo rằng đơn vị cấp nước sạch tuân thủ mức độ phục vụ bền vững đã thỏa thuận, đồng thời đáp ứng các mục tiêu về hiệu quả kinh tế như đạt được chi phí vòng đời tổng thể thấp nhất có thể.
Để biết thêm thông tin về các mục tiêu quản lý tài sản của mạng lưới nước sạch, xem Phụ lục A.
...
Theo quy định trên, mục tiêu của việc quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước là đảm bảo rằng đơn vị cấp nước sạch tuân thủ mức độ phục vụ bền vững đã thỏa thuận, đồng thời đáp ứng các mục tiêu về hiệu quả kinh tế như đạt được chi phí vòng đời tổng thể thấp nhất có thể.
Hệ thống cấp nước và thoát nước (Hình từ Internet)
Những yêu cầu chức năng đối với việc quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước là gì?
Căn cứ tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13867-1:2023 (ISO 24516-1:2016) thì việc quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước phải đảm bảo những yêu cầu chức năng sau:
- Các yêu cầu chức năng bao gồm mạng lưới nước sạch, cùng với hệ thống bơm, thiết bị điều khiển áp lực, bể chứa, nhà máy nước và các tài sản khác, cần xem xét các yêu cầu chức năng cho toàn bộ hệ thống để đảm bảo rằng việc bổ sung hoặc sửa đổi hệ thống không gây ra hư hỏng dẫn đến không đạt được mục tiêu.
- Cần thiết lập các yêu cầu chức năng có tính đến chi phí phát triển bền vững và chi phí toàn bộ tuổi thọ của tài sản bao gồm cả chi phí gián tiếp (ví dụ như tắc nghẽn giao thông, hỗ trợ quân đội), đảm bảo rằng mạng lưới nước sạch không gây ra những ảnh hưởng không thể chấp nhận về môi trường, rủi ro cho sức khỏe cộng đồng, hoặc rủi ro cho người làm việc trong đó.
- Mỗi yêu cầu chức năng có thể liên quan đến nhiều mục tiêu. Bảng 1 nêu ra mức độ phù hợp của từng yêu cầu chức năng để đạt được các mục tiêu.
Việc lập kế hoạch quản lý tài sản của hệ thống cấp nước và thoát nước được quy định thế nào?
Theo quy định tại tiết 4.4.3 tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13867-1:2023 (ISO 24516-1:2016) thì trong giai đoạn xem xét lập kế hoạch, quá trình phục hồi tài sản bền vững được chia thành ba bước logic phụ thuộc lẫn nhau như sau:
- Lập kế hoạch phục hồi dài hạn (tức là kế hoạch chiến lược).
- Lập kế hoạch phục hồi trung hạn (tức là kế hoạch chiến thuật).
- Lập kế hoạch phục hồi ngắn hạn (tức là kế hoạch vận hành).
Khoảng thời gian của các giai đoạn lập kế hoạch phụ thuộc vào hoàn cảnh nội bộ và bản chất của các ống hoặc tài sản được lắp đặt.
Các khung thời gian phổ biến như sau:
- Lập kế hoạch chiến lược, khoảng từ 20 năm đến 40 năm;
- Lập kế hoạch chiến thuật, khoảng từ 2 năm đến 5 năm;
- Lập kế hoạch vận hành, năm tiếp theo.
Việc lập kế hoạch chiến lược phục hồi trong dài hạn cần tập trung vào phạm vi của các biện pháp phục hồi và ngân sách phục hồi để đạt được và để duy trì đủ chất lượng dịch vụ và các mức ổn định của mạng lưới. Việc này dựa vào cách tiếp cận theo từng loại tài sản, ví dụ: các loại ống đã định (vật liệu, đường kính danh nghĩa, v.v..), nhưng không phải dựa vào các tuyến ống riêng lẻ.
Các tuyến ống chính riêng lẻ và vật liệu xung quanh của chúng chỉ được tính đến trong kế hoạch phục hồi. Trong bước "lập kế hoạch chiến thuật", xác định và ưu tiên các biện pháp phục hồi cần thiết trong giai đoạn trung hạn đựa vào đánh giá mạng lưới, cần chọn trước công nghệ và vật liệu phục hồi. Trong giai đoạn thực hiện, việc thực hiện các biện pháp phục hồi thực tế liên quan đến tuyến ống, đường kính danh định, vật liệu và phương pháp thi công sau đó sẽ được kiểm tra và xác định để xem xét các biện pháp thay thế khả thi. Đối với mục đích này, các quá trình nhỏ không thể được coi là độc lập và kết quả của quá trình này liên quan đến chiến lược, chiến thuật và kế hoạch vận hành việc phục hồi cần được hài hòa không chỉ với nhau mà còn với cấu trúc mạng lưới theo chiến lược và kế hoạch năng lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?