Mục tiêu cần đạt được của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2025 là gì? Để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cần thực hiện những giải pháp nào?

Cho tôi hỏi mục tiêu cần đạt được của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2025 là gì? Để cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng của du lịch trong nước hiện nay thì Chiến lược đã đưa ra được những giải pháp nào? Việc tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam năm 2025 do cơ quan nhà nước nào thực hiện? Câu hỏi của anh Thạch từ Khánh Hòa.

Mục tiêu cần đạt được của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2025 là gì?

Căn cứ Mục II Điều 1 Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 quy định về mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam như sau:

MỤC TIÊU
1. Đến năm 2025
Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%.
- Tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm.
- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.
2. Đến năm 2030
Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.
- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%.
- Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm.
- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm.

Theo đó, mục tiêu cần đạt được của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2025 như sau:

- Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%.

- Tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm.

- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.

Mục tiêu cần đạt được của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2025 là gì?

Mục tiêu cần đạt được của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2025 là gì? (Hình từ Internet)

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đề ra những biện pháp nào để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch?

Theo Mục III Điều 1 Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thì Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam có đề ra một số biện pháp như sau:

(1) Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ.

(2) Nâng cấp, mở rộng, đẩy nhanh xây dựng mới các cảng hàng không; xây dựng cảng biển, cảng thủy nội địa chuyên dụng cho khách du lịch; cải thiện nhanh hạ tầng, chất lượng dịch vụ đường sắt để phát triển du lịch.

(3) Đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.

(4) Thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới.

(5) Tập trung đầu tư, hình thành trung tâm tổ chức hội nghị, triển lãm, mua sắm, thể thao, giải trí quy mô lớn, hiện đại tại khu vực động lực phát triển du lịch

Việc tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam năm 2025 do cơ quan nhà nước nào thực hiện?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 quy định về việc tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam năm 2025 như sau:

Tổ chức thực hiện
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch để tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược.
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên khác của Chiến lược.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, huy động các nguồn vốn, tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển du lịch.
đ) Đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2025 và đề xuất sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo.
...

Theo đó, cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam vào năm 2023 là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH
Chiến lược phát triển du lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chương trình khai mạc du lịch hè năm 2024: Quy Nhơn Thiên đường biển - Tỏa sáng phát triển được tổ chức thế nào?
Pháp luật
Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng 2024 diễn ra khi nào? Thời gian, địa điểm các chương trình trong Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2024?
Pháp luật
Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Pháp luật
Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào? Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì?
Pháp luật
Du lịch là gì và du lịch đảo Phú Quốc là ở đâu? Ngành du lịch đảo Phú Quốc sẽ phải thực hiện gì để bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Dịch vụ du lịch khác là loại nào? Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác ra sao?
Pháp luật
Quyền của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được quy định như thế nào? Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cần tuân thủ các nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Trong việc phát triển du lịch thì nhà nước có ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương không?
Pháp luật
Khi tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch lần thứ nhất thì cơ sở đào tạo phải thông báo cho Tổng cục Du lịch trong thời gian nào?
Pháp luật
Cơ sở đào tạo tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch phải cập nhật, bổ sung ngân hàng đề thi với tần suất như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Du lịch
3,772 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Du lịch Chiến lược phát triển du lịch
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào