Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào? Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì?
- Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì? Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào?
- Ngoài việc kinh doanh du lịch tại đảo Phú Quý thì việc bảo vệ môi trường du lịch tại đây sẽ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
- Những lưu ý nào để không vi phạm điều cấm của pháp luật trong hoạt động du lịch?
Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì? Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Du lịch 2017 như sau:
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
Như vậy, môi trường du lịch đảo Phú Quý môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch hiện nay.
Bên cạnh đó, mùa hè đang đến rất gần vì vậy đảo Phú Quý luôn là một lựa chọn du lịch cho cả gia đình không thể bỏ qua.
Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào? Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì? (Hình từ Internet)
Những địa điểm địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 khi đến với đảo Phú Quý:
- Chùa Linh Sơn
- Đồi điện gió
Như vậy, trên đây là một vài địa điểm cũng như món ăn tiêu biểu tại đảo Phú Quý và còn rất nhiều địa điểm hấp dẫn khác cũng như các món ăn thú vị khác đang đợi khách du lịch đến để trải nghiệm trong dịp lễ 30/4 và 1/5 này.
Ngoài việc kinh doanh du lịch tại đảo Phú Quý thì việc bảo vệ môi trường du lịch tại đây sẽ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Du lịch 2017 về bảo vệ môi trường du lịch như sau:
Bảo vệ môi trường du lịch
1. Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
3. Chính quyền địa phương các cấp có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.
5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
Như vậy, ngoài việc kinh doanh du lịch tại đảo Phú Quý thì việc bảo vệ môi trường du lịch tại đây là của chung trong đó có cả cư dân, các cơ quan chính quyền và cả khách du lịch khi đến đây vui chơi.
Cho nên, cốt lõi chung thì môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
Những lưu ý nào để không vi phạm điều cấm của pháp luật trong hoạt động du lịch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Du lịch 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch như sau:
- Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
- Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
- Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; -tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
- Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
- Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.
- Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.
Như vậy, trên đây là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch, khách du lịch cần lưu ý để không vi phạm điều cấm của pháp luật trong hoạt động du lịch.
Một số mẫu đơn có liên quan đến Du lịch mời quý đọc giả tham khảo thêm:
(1) Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch
(2) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh;
(3) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia;
(4) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(5) Đơn đề nghị cấp lại/cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(6) Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(7) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
(8) Biên bản thẩm định cơ sở lưu trú du lịch;
(9) Biên bản làm việc của Tổ thẩm định;
(10) Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
(11) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(12) Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(13) Đăng ký tham dự khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch;
(14) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?