Du lịch là gì và du lịch đảo Phú Quốc là ở đâu? Ngành du lịch đảo Phú Quốc sẽ phải thực hiện gì để bảo vệ môi trường?
Du lịch là gì và du lịch đảo Phú Quốc là ở đâu?
Tại quy định khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017 như sau:
1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Theo đó, du lịch đảo Phú Quốc là ở đâu? Thì Phú Quốc là một thành phố đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đảo Phú Quốc cùng các đảo nhỏ lân cận và quần đảo Thổ Chu hợp lại tạo thành Thành phố Phú Quốc ở vịnh Thái Lan, đây là thành phố đảo đầu tiên được thành lập của Việt Nam.
Hòn đảo này có tọa độ trải dài từ vĩ độ 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ Bắc và kinh độ 103°49′ đến 104°05′ độ kinh Đông.
Đây cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam nói riêng và độ nỗi tiếng của hòn đảo này cũng lan xa ra cả thế giới. Với nhiều điểm du lịch hấp dẫn như:
1/ Vườn quốc gia Phú Quốc
2/ Khu bảo tồn biển Phú Quốc
3/ An Thới
4/ Quần đảo An Thới
5/ Dương Đông
6/ Bãi Trường
7/ Rạch Tràm
8/ Rạch Vẹm
...
Bên cạnh đó không thể thiếu những món đặc sản ẩm thực địa phương như
Nước mắm Phú Quốc; Còi biên mai; Hồ tiêu Phú Quốc; Khô cá thiều; Rượu sim; Nấm tràm; Rượu mỏ quạ; Rượu hải mã; Hải sản; Ngọc trai; Cá bớp...
Hằng năm Riêng Phú Quốc đón hơn 4,7 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, trải nghiệm, chiếm 64,2% tổng lượt du khách của toàn tỉnh. Tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch của tỉnh 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 14.535 tỷ đồng.
Như vậy, tổng kết lại thì du lịch là các hoạt động đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm để tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Du lịch Phú Quốc (Hình từ Internet)
Ngành du lịch đảo Phú Quốc sẽ phải thực hiện gì để bảo vệ môi trường?
Tại quy định Điều 8 Luật Du lịch 2017 về việc bảo vệ môi trường du lịch như sau:
1. Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
3. Chính quyền địa phương các cấp có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.
5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
Như vậy, cư dân, khách đến du lịch đảo Phú Quốc và các cơ quan ban ngành chính quyền ở đây cần phải thực hiện những công việc sau để đảm bảo được môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp:
+ Bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.
+ Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
Phá hoại môi trường tự nhiên khi đi du lịch có bị nghiêm cấm không?
Tại quy định Điều 9 Luật Du lịch 2017 về việc bảo vệ môi trường du lịch như sau:
1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
5. Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
7. Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.
8. Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
9. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.
Như vậy, trong các hành vi bị nghiêm cấm trên thì việc xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch. hay nói cách khác là phá hoại môi trường tự nhiên khi đi du lịch bị pháp luật nghiêm cấm.
Một số mẫu đơn có liên quan đến Du lịch mời quý đọc giả tham khảo thêm:
(1) Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch
(2) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh;
(3) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia;
(4) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(5) Đơn đề nghị cấp lại/cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(6) Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(7) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
(8) Biên bản thẩm định cơ sở lưu trú du lịch;
(9) Biên bản làm việc của Tổ thẩm định;
(10) Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
(11) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(12) Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(13) Đăng ký tham dự khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch;
(14) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?