Mục đích và yêu cầu khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào theo Thông tư 24?
Mục đích và yêu cầu khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào theo Thông tư 24?
Căn cứ Điều 2 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định mục đích và yêu cầu khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích: Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT); lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT/GDTX và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực của học sinh để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là kỳ thi) phải bảo đảm yêu cầu an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng.
Theo đó, mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
+ Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT);
+ Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT/GDTX và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực của học sinh để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Lưu ý: Yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT phải bảo đảm yêu cầu an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng.
Mục đích và yêu cầu khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào theo Thông tư 24? (Hình từ Internet)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo mấy buổi thi?
Tại quy định Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Như vậy, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi tự chọn.
Xếp phòng thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về xếp phòng thi tốt nghiệp THPT được quy định như sau:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh đã hoàn thành chương trình GDPT/ GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, thí sinh tốt nghiệp trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh là học sinh trường THPT học lớp 12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 trường THPT) tại một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định; bảo đảm có ít nhất 50% thí sinh lớp 12 trường THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt, cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT;
- Phòng thi của thí sinh được xếp theo bài thi tự chọn, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang; việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT;
- Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần;
- Mỗi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;
- Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh quy định tại Điều 21 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT.
Lưu ý: Lập danh sách thí sinh dự thi được quy định như sau:
- Ở mỗi Hội đồng thi (có một mã riêng và được thống nhất trong toàn quốc) việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện theo từng Điểm thi như sau: Lập danh sách tất cả thí sinh ĐKDT tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để gắn số báo danh;
- Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất; số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 02 (hai) chữ số và 06 (sáu) chữ số tiếp theo được đánh tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, bảo đảm không có thí sinh trùng số báo danh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Y tế: 9 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế tiêu biểu về lĩnh vực dược và mỹ phẩm đối với thị trường hiện nay?
- Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì? Theo quy định, học sinh lớp 9 là bao nhiêu tuổi?
- Xe ô tô chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc cần chú ý điều gì? Xe ô tô ra khỏi đường cao tốc mà không tuân thủ quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức đặt cọc tối đa khi mua chung cư hình thành trong tương lai là bao nhiêu? Bàn giao chung cư hình thành trong tương lai được quy định thế nào?
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại người cai nghiện ma túy năm 2025? Tải mẫu phiếu đánh giá xếp loại người cai nghiện ma túy?