Mục đích triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam là gì? Việc tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam thông qua những việc nào?
Mục đích triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, ban hành kèm theo Quyết định 372/QĐ-TTg năm 2016 như sau:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, bảo đảm thống nhất, hiệu quả; tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đến cán bộ, công chức, viên chức và cho nhân dân, nhất là cán bộ, chiến sĩ làm công tác tạm giữ, tạm giam, Điều tra tội phạm, Kiểm sát viên, Thẩm phán, cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Các Bộ, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện phải tích cực, chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch theo đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng.
b) Bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và Kế hoạch này.
c) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác tạm giữ, tạm giam; kiện toàn tổ chức, cơ sở vật chất, biên chế bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
Như vậy, mục đích trong triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:
Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 , bảo đảm thống nhất, hiệu quả;
Tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đến cán bộ, công chức, viên chức và cho nhân dân, nhất là cán bộ, chiến sĩ làm công tác tạm giữ, tạm giam, Điều tra tội phạm, Kiểm sát viên, Thẩm phán, cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu pháp luật.
Thi hành án hình sự (Hình từ Internet)
Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, ban hành kèm theo Quyết định 372/QĐ-TTg năm 2016 như sau:
NỘI DUNG, PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật nhằm nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác tạm giữ, tạm giam; cán bộ làm công tác Điều tra tội phạm, Kiểm sát viên, Thẩm phán, cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu pháp luật và cho nhân dân.
b) Biên soạn, in, cấp phát sách, tài liệu, tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam cho lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ cơ quan, đơn vị làm công tác tham mưu, trực tiếp làm công tác tạm giữ, tạm giam; cán bộ làm công tác Điều tra tội phạm.
c) Phân công:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.
- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ cơ quan, đơn vị làm công tác tham mưu, trực tiếp làm công tác tạm giữ, tạm giam; cán bộ làm công tác Điều tra tội phạm trong Quân đội nhân dân.
- Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Công an tổ chức tập huấn chuyên sâu, quán triệt nội dung của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho lực lượng làm công tác kiểm sát hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tập huấn, phổ biến, quán triệt nội dung của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành trong ngành mình.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, gắn việc triển khai thi hành Luật với việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tình hình mới nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam cho các hội viên và các tầng lớp xã hội.
Như vậy, việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm:
Nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác tạm giữ, tạm giam; cán bộ làm công tác Điều tra tội phạm, Kiểm sát viên, Thẩm phán, cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu pháp luật và cho nhân dân.
Trách nhiệm của các cơ quan trong việc rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về tạm giữ, tạm giam như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, ban hành kèm theo Quyết định 372/QĐ-TTg năm 2016, thì trách nhiệm của các cơ quan trong việc rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về tạm giữ, tạm giam như sau:
- Nội dung:
Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam, thống kê những văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ để phù hợp với Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam gửi Bộ Công an để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công an và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời gian: Quý I năm 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?