Mẫu văn nghị luận về thói quen trì hoãn trong học tập của giới trẻ hiện nay? Hướng nghiệp và phân luồng giáo dục là gì?
Mẫu văn nghị luận về thói quen trì hoãn trong học tập của giới trẻ hiện nay?
Tham khảo "Mẫu văn nghị luận về thói quen trì hoãn trong học tập của giới trẻ hiện nay?" dưới đây:
Học tập luôn là kim chỉ nan, là vấn đề quan trọng trong cuộc sống mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Có thể nói học tập là công cụ dùng để thay đổi bánh xe vận mệnh của nhiều người. Vận dụng tốt cơ hội, cùng với năng lực học tập thật tốt có thể khiến bản thân một người nâng cao giá trị và trở nên có ích trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận các bạn học sinh, sinh viên lại rơi vào trạng thái như để mai rồi học từ đó, tạo thói quen trì hoãn trong công việc học tập và các công việc khác. Thói quen trì hoãn trong học tập có thể hiểu như việc một người vì sự lười biếng, ham chơi,… mà cố tình kéo dài thời gian hoặc né tránh nghĩa vụ học tập của bản thân dù biết trước là việc học tập vô cùng quan trọng. Điều này dẫn đến hiện tượng một số bạn có khuynh hướng nước tới chân mới nhảy khi thức khuya dậy sớm học hết cả 2 hay 3 chương sách trong một đêm đi thi. Điều này tưởng chừng như bình thường ở đời sống học sinh sinh viên nhưng về lau về dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các bạn. Chẳng hạn, khi thức tới 2 đến 3 giờ sáng để học bài thì làm sao ngày hôm sau các bạn có thể tỉnh táo trong tiết học, rồi lại lơ là hiểu trước quên sau và lại thức tới sáng để học lại. Từ đó, sức khỏe các bạn ngày càng tuột dốc, tóc rụng, béo phì,… là một trong những biểu hiện đầu tiên của hiện tượng này. ................ Xem thêm..................... |
>> Tải về Mẫu văn nghị luận về thói quen trì hoãn trong học tập của giới trẻ hiện nay để xem thêm.
Lưu ý: "Mẫu văn nghị luận về thói quen trì hoãn trong học tập của giới trẻ hiện nay?" nêu trên chỉ mang tính tham khảo!
Mẫu văn nghị luận về thói quen trì hoãn trong học tập của giới trẻ hiện nay? Hướng nghiệp và phân luồng giáo dục là gì? (Hình từ Internet)
Viết thành thạo kiểu văn nghị luận kết hợp các phương thức biểu đạt là mục tiêu của chương trình môn Ngữ văn cấp nào?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định mục tiêu của cấp trung học phổ thông như sau:
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
...
4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông
a) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất đã được hình thành ở trung học cơ sở; mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất với các biểu hiện cụ thể: có bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.
b) Tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: đọc hiểu được cả nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn thể hiện qua dung lượng, nội dung và yêu cầu đọc; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; vận dụng được các kiến thức về đặc điểm ngôn từ văn học, các xu hướng - trào lưu văn học, phong cách tác giả, tác phẩm, các yếu tố bên trong và bên ngoài văn bản để hình thành năng lực đọc độc lập. Viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận), đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; biết tham gia và có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp trong tranh luận.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được tác phẩm văn học và các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác; phân tích và nhận xét được đặc điểm của ngôn ngữ văn học; phân biệt được cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong văn học; nhận biết và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dựa vào đặc điểm phong cách văn học; có trí tưởng tượng phong phú, biết thưởng thức, tiếp nhận và đánh giá văn học; tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
...
Như vậy, viết thành thạo kiểu văn nghị luận kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác nghị luận, đúng quy trình, có chủ kiến, đảm bảo logic và có sức thuyết phục là mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông.
Hướng nghiệp và phân luồng giáo dục là gì?
Căn cứ Điều 9 Luật Giáo dục 2019 quy định hướng nghiệp và phân luồng giáo dục như sau:
- Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
- Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy sinh hoạt hè năm 2025 chi tiết nhất ra sao? Không đi sinh hoạt hè có bị hạ hạnh kiểm không?
- Trọn bộ Phụ lục Công văn 2457 năm 2025 về hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng chi tiết?
- Mẫu kế hoạch đánh giá ngoài chương trình đào tạo giáo dục đại học mới nhất hiện nay theo Thông tư 04?
- Đề án tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân 2025? Nguyên tắc xét tuyển của Đại học Kinh tế Quốc dân như thế nào?
- Mẫu báo cáo tổng kết cuối năm học của lớp chủ nhiệm mới nhất năm 2025 dành cho giáo viên thông dụng, chi tiết nhất ra sao?