Đề án tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân 2025? Nguyên tắc xét tuyển của Đại học Kinh tế Quốc dân như thế nào?
Đề án tuyển sinh Đại Học Kinh tế Quốc dân 2025?
Ngày 03/01/2025, Đại học Kinh tế Quốc dân đã ban hành Đề án tuyển sinh đại học theo Quyết định 06/QĐ-ĐHKTQD năm 2025.
Tải về Đề án tuyển sinh Đại Học Kinh tế Quốc dân 2025
Theo đề án tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân NEU (ĐHKTQD) năm 2025, Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển sinh 73 mã ngành/chương trình với 89 chương trình đào tạo. Trong đó, dự kiến có 2 chương trình mới là Quan hệ lao động và Luật thương mại quốc tế. Tổng chỉ tiêu và tỷ lệ chỉ tiêu cho từng phương thức sẽ được thông báo sau.
Theo quy định tại tiểu mục 1.3 mục 1 Phần II của Đề án tuyển sinh NEU 2025 thì Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh theo 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng, Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Xét tuyển kết hợp. Cụ thể như sau:
(1) Phương thức xét tuyển thẳng:
Xét tuyển thẳng áp dụng cho các đối tượng theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và theo quy định của ĐHKTQD, cụ thể như sau:
- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng và tốt nghiệp THPT năm 2025 được xét tuyển thẳng vào ngành thí sinh đăng ký theo chỉ tiêu phân bổ của ĐHKTQD.
- Thí sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng và tốt nghiệp THPT năm 2025 được xét tuyển thẳng vào các ngành theo danh mục thông báo của ĐHKTQD.
- Đối với các thí sinh đối tượng khác theo thông báo cụ thể của ĐHKTQD.
(2) Phương thức xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025
- Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 áp dụng cho các đối tượng thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bao gồm thí sinh liên thông cao đẳng lên đại học chính quy; áp dụng cho tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 của ĐHKTQD tại mục 1.4 đề án tuyển sinh Đại Học Kinh Tế Quốc Dân .
- ĐHKTQD sử dụng 04 tổ hợp (A00, A01, D01, D07) và không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển.
(3) Phương thức xét tuyển kết hợp
Xét tuyển kết hợp áp dụng với tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 và cho 3 nhóm đối tượng thí sinh cụ thể như sau:
- Nhóm 1: gồm các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT hoặc ACT.
+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh đạt mức SAT từ 1.200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1.6.2025.
+ Thí sinh khi thi SAT, ACT cần đăng ký mã của Đại học Kinh tế quốc dân với tổ chức thi SAT là 7793-National Economics University và ACT là 1767-National Economics University. Nếu thí sinh đã thi mà chưa đăng ký mã của Đại học Kinh tế Quốc dân thì cần đăng ký lại với tổ chức thi SAT hoặc ACT.
- Nhóm 2: gồm các thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội hoặc (APT) của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐH Bách khoa Hà Nội hoặc thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (CCTAQT) kết hợp với một trong các điểm thi HSA/APT/TSA nêu trên.
+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh đạt HSA từ 85 điểm trở lên hoặc APT từ 700 điểm trở lên hoặc TSA từ 60 điểm trở lên; hoặc thí sinh có CCTAQT đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm HSA/APT/TSA nêu trên.
+ Các điểm thi HSA/APT/TSA và CCTAQT nêu trên cần có trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1.6.2025.
- Nhóm 3: gồm các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025
+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1.6.2025 đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160, W 150) trở lên.
+ Có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của môn Toán và 1 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Đại học.
Lưu ý: Phương thức xét tuyển kết hợp không xét tuyển đổi với tất cả các chứng chỉ có hình thức thi "home edition".
Trên đây là thông tin về "Đề án tuyển sinh Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2025?
Đề án tuyển sinh Đại học Kinh tế Quốc dân 2025? Nguyên tắc xét tuyển của Đại học Kinh tế Quốc dân như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xét tuyển của Đại học Kinh tế Quốc dân 2025 như thế nào?
Theo quy định tại tiết 1.7.2 tiểu mục 1.7 mục 1 Phần II của Đề án tuyển sinh NEU 2025, nguyên tắc xét tuyển của Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD) được quy định như sau:
- ĐHKTQD xét tuyển đối với từng thí sinh theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp trong các nguyện vọng đã đăng ký. Nếu đã trúng tuyển nguyện vọng có ưu tiên cao hơn, thí sinh sẽ không được xét các nguyện vọng có mức độ ưu tiên tiếp theo
- Xét tuyển theo mã ngành/chương trình, lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu, không phân biệt thứ tự nguyện vọng giữa các thi sinh
- Đối với phương thức xét tuyển kết hợp, các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được quy đổi điểm như sau:
+ Điểm xét tuyển theo thang 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân.
+ ĐHKTQD không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh, không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.
+ ĐHKTQD không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển, ngoài các quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của ĐHKTQD.
+ Nếu xét tuyển theo từng đợt/từng đối tượng/từng phương thức xét tuyển trước chưa đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển cho các đợt/đối tượng/ phương thức xét tuyển sau và ngược lại. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy gồm: chính quy đại học/hệ chuẩn và liên thông chính quy (cao đẳng – đại học; đại học – đại học/văn bằng 2) được linh hoạt điều chuyển, đảm bảo tổng chỉ tiêu không vượt tổng chỉ tiêu đã đăng ký và công bố.
Lưu ý: Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển/xét tuyển sớm/xét tuyển kết hợp cần đăng ký nguyện vọng trên hệ thống trong xét tuyển đợt 1 theo thông báo/kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT năm 2025.
Nội dung của quy chế thi tốt nghiệp THPT?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, nội dung của quy chế thi phải bao gồm những quy định về:
- Phạm vi tuyển sinh, đối tượng và điều kiện dự thi;
- Đề cương đề thi và hình thức thi;
- Các quy trình tổ chức kỳ thi và nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia (chuẩn bị cho kỳ thi, tổ chức đăng ký dự thi, làm đề thi, coi thi, chấm thi...);
- Các biện pháp bảo mật và chống gian lận trong kỳ thi;
- Chế độ công khai, báo cáo và lưu trữ;
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sự cố, xử lý vi phạm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị gia hạn giấy phép xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh mới nhất?
- Thủ tục công nhận người lao động có thu nhập thấp năm 2025 ở cấp xã theo Quyết định 967 thực hiện ra sao?
- Vụ Đầu tư thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp việc trong lĩnh vực nào? Vụ trưởng Vụ Đầu tư có trách nhiệm gì?
- Khả năng khởi động đen là gì? Đơn vị nào có trách nhiệm phân vùng phụ tải có quy mô phù hợp với khả năng khởi động đen?
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán có chức năng gì? 13 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay được quy định ra sao?