Mẫu thông báo về việc nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước mới nhất?
- Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước là gì?
- Mẫu thông báo về việc nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước mới nhất?
- Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong một ngày mà vượt mức quy định thì giải quyết như thế nào?
Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước là gì?
Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được giải thích theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2017/TT-BTC quy định:
Đơn vị sử dụng NSNN: là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng NSNN.
Theo đó, đơn vị sử dụng NSNN là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng NSNN.
Lưu ý: Đơn vị sử dụng NSNN là: Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
KBNN: Kho bạc Nhà nước.
Nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
(Hình từ Internet)
Mẫu thông báo về việc nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước mới nhất?
Mẫu thông báo về việc nhu cầu rút tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước quy định ở Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BTC cụ thể:
Tải Mẫu thông báo về việc nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong một ngày mà vượt mức quy định thì giải quyết như thế nào?
Các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu rút tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong một ngày mà vượt mức quy định, thì theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2017/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 3 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC cụ thể:
Đăng ký rút tiền mặt
1. Các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu rút tiền mặt trong một ngày (một hoặc nhiều lần thanh toán) vượt mức quy định dưới đây phải đăng ký với KBNN nơi mở tài khoản trước ít nhất một ngày làm việc về số lượng và thời điểm rút tiền để KBNN có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị sử dụng NSNN. Cụ thể mức rút tiền mặt phải đăng ký với KBNN:
a) Từ 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp tỉnh.
b) Từ 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp huyện.
2. Các đơn vị sử dụng NSNN đăng ký nhu cầu rút tiền mặt cho từng ngày thanh toán hoặc đăng ký cho nhiều ngày thanh toán khác nhau, song phải nêu rõ số lượng và thời điểm rút tiền mặt tại từng ngày thanh toán. Việc đăng ký rút tiền mặt với KBNN được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
a) Đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của KBNN nơi giao dịch (Trưởng phòng Kế toán hoặc người được ủy quyền đối với KBNN cấp tỉnh; Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền đối với KBNN cấp huyện).
b) Đăng ký qua Trang thông tin dịch vụ công điện tử của KBNN (trường hợp KBNN đã triển khai tiện ích đăng ký rút tiền mặt qua dịch vụ công).
c) Đăng ký bằng văn bản với KBNN (theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư này)
3. Cuối ngày, cán bộ KBNN nhận đăng ký rút tiền mặt của các đơn vị tổng hợp, báo cáo Giám đốc KBNN hoặc người được ủy quyền phê duyệt; đồng thời, thông báo số lượng và thời gian dự kiến rút tiền mặt tại ngân hàng cho ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản.
Các đơn vị KBNN phải mở sổ theo dõi việc đăng ký rút tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN theo Mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại đăng ký rút tiền mặt ngay trong ngày làm việc tại ngân hàng thương mại đối với những khoản chi phải đăng ký rút tiền mặt theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp khoản chi không thuộc mức phải rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại, nhưng đơn vị có nhu cầu rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại, thì sau khi kiểm soát chi NSNN và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo chế độ quy định, KBNN chuyển chứng từ rút tiền mặt theo phương thức điện tử đến ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản để đơn vị sử dụng NSNN thực hiện lĩnh tiền mặt tại ngân hàng thương mại theo quy trình quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Như vậy, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong một ngày mà vượt mức quy định thì phải đăng ký với KBNN nơi mở tài khoản trước ít nhất một ngày làm việc về số lượng và thời điểm rút tiền để KBNN có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị sử dụng NSNN.
Ngoài ra, mức rút tiền mặt phải đăng ký với Kho bạc Nhà nước:
- Từ 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp tỉnh.
- Từ 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?