Mẫu phiếu đánh giá và phân loại cán bộ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu phiếu đánh giá ở đâu?
Mẫu phiếu đánh giá và phân loại cán bộ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu phiếu ở đâu?
Mẫu phiếu đánh giá và phân loại cán bộ là một tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin và ý kiến về năng lực, hiệu quả làm việc, và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước.
Mục tiêu của phiếu đánh giá này là xác định và phân loại cán bộ theo các tiêu chí nhất định để phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo, và bồi dưỡng nhân sự.
Nội dung cơ bản của phiếu đánh giá
(1) Thông tin cá nhân:
- Họ tên
- Chức vụ
- Đơn vị công tác
- Thời gian công tác
(2) Các tiêu chí đánh giá:
- Năng lực chuyên môn: Kiến thức, kỹ năng, khả năng xử lý công việc.
- Hiệu quả công tác: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng công việc.
- Thái độ làm việc: Tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm, giao tiếp.
- Đạo đức và phẩm chất: Chấp hành kỷ luật, trung thực, đạo đức nghề nghiệp.
(3) Hình thức đánh giá:
- Thang điểm (ví dụ: từ 1 đến 5 hoặc 1 đến 10)
- Nhận xét, ghi chú (có thể bao gồm ý kiến góp ý, nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu)
(4) Kết luận và phân loại:
- Đánh giá chung (xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu)
- Đề xuất về công tác đào tạo, bồi dưỡng, hoặc điều chỉnh vị trí công tác nếu cần.
* Có thể tham khảo 02 mẫu phiếu đánh giá và phân loại cán bộ công chức sau đây:
Mẫu phiếu đánh giá và phân loại cán bộ 1: TẢI VỀ
Mẫu phiếu đánh giá và phân loại cán bộ 2: TẢI VỀ
Mẫu phiếu đánh giá và phân loại cán bộ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu phiếu đánh giá ở đâu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc đánh giá, phân loại cán bộ hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP) thì việc đánh giá, phân loại cán bộ hiện nay phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(1) Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ.
(2) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
(3) Cán bộ có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
(4) Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
(5) Cán bộ bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính thì đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
- Cán bộ bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
- Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
- Trường hợp cán bộ là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.
(6) Tỷ lệ cán bộ xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trong tổng số cán bộ, công chức tại cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" theo quy định của Đảng.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ.
Cán bộ để được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 90/2020/NĐ-CP, cán bộ để được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí sau:
(1)Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này.
(2) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao.
(3) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.
(4) 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Xem thêm: Phân loại cán bộ là đảng viên chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản hội nghị đảng ủy là mẫu nào? Hướng dẫn ghi biên bản hội nghị đảng ủy? Tải mẫu biên bản hội nghị đảng ủy?
- Mẫu đề nghị công nhận kết quả bầu bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ của Chi bộ? Tải về mẫu đề nghị?
- Yêu cầu, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
- Có xử lý kỷ luật giáo viên là viên chức có ẩu đả với giáo viên khác nhưng không gây thương tích không?
- Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty là mẫu nào? Có phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty khi góp vốn?