Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mới nhất? Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trên cơ sở nào?
Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mới nhất?
Dịch vụ thương mại điện tử được giải thích tại khoản 16 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) là hoạt động thương mại điện tử theo đó thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
Lưu ý: Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không bao gồm các thương nhân, tổ chức chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ thiết kế website và không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, điều hành hoặc điều phối các hoạt động trên website đó.
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định về mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, do đó, các bên có thể tham khảo mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
*Biểu mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mới nhất? Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được giải quyết trên cơ sở nào?
Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử được quy định tại Điều 76 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình.
2. Tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng công bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ không được lợi dụng các ưu thế của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.
4. Việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp.
...
Chiếu theo quy định nêu trên, khi có tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thì việc giải quyết tranh chấp phải được thực hiện trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng công bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ không được lợi dụng các ưu thế của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.
- Việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp.
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử thì bị xử lý hành chính thế nào?
Căn cứ Điều 78 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử:
a) Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử tại Điều 4 Nghị định này;
b) Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử;
...
2. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan quản lý xem xét tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của thương nhân, tổ chức để ra quyết định đình chỉ hoạt động hoặc hủy bỏ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đối với các vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan.
...
Như vậy, thương nhân, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Ngoài ra, cơ quan quản lý xem xét tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của thương nhân, tổ chức để ra quyết định đình chỉ hoạt động hoặc hủy bỏ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?