Mẫu giấy đăng ký ngày giao dịch trở lại đối với chứng khoán thay đổi niêm yết thuộc trường hợp tạm ngừng giao dịch?
Mẫu giấy đăng ký ngày giao dịch trở lại đối với chứng khoán thay đổi niêm yết thuộc trường hợp tạm ngừng giao dịch?
Mẫu giấy đăng ký ngày giao dịch trở lại đối với chứng khoán thay đổi niêm yết thuộc trường hợp tạm ngừng giao dịch mới nhất là Mẫu NY-01C tại Phụ lục II Quy chế Niêm yết và Giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm Quyết định số 17/QĐ-HĐTV năm 2022
Tải về Mẫu giấy đăng ký ngày giao dịch trở lại đối với chứng khoán thay đổi niêm yết thuộc trường hợp tạm ngừng giao dịch mới nhất
Tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 32 Quy chế Niêm yết và Giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm Quyết định số 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định như sau:
Giá tham chiếu
...
4. Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị của các quyền kèm theo, ngoại trừ các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng với giá phát hành cao hơn hoặc bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền sau khi đã điều chỉnh các quyền khác (nếu có).
b) Doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền với giá trị số tiền lớn hơn hoặc bằng giá đóng cửa của cổ phiếu trong ngày giao dịch liền trước ngày không hưởng quyền.
c) Doanh nghiệp thực hiện trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu.
5. Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
...
Như vậy, trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
Mẫu giấy đăng ký ngày giao dịch lần đầu đối với giao dịch chứng khoán là mẫu nào? Tải về ở đâu? (hình từ internet)
Thời hạn nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết là khi nào?
Theo Điều 11 Quy chế Niêm yết và Giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm Quyết định số 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ khi thay đổi số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết không thuộc trường hợp sáp nhập, tách công ty hoặc các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp
1. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP và Phụ lục I ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Trình tự thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 117 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi hoặc kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành hoặc kể từ ngày thay đổi số lượng cổ phiếu niêm yết khác, tổ chức niêm yết phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 117 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết, SGDCK có công văn gửi tổ chức niêm yết nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, SGDCK có trách nhiệm chấp thuận thay đổi đăng ký niêm yết.
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày SGDCK ban hành Quyết định chấp thuận thay đổi niêm yết, tổ chức niêm yết phải đăng ký ngày giao dịch cho số lượng chứng khoán mới (ngày giao dịch phải sau ít nhất 06 ngày làm việc kể từ ngày SGDCK nhận được văn bản đề nghị của tổ chức niêm yết nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận thay đổi niêm yết) và hoàn tất các thủ tục để đưa chứng khoán mới vào giao dịch. Trường hợp chứng khoán niêm yết bổ sung bao gồm chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng, tổ chức niêm yết đồng thời đăng ký ngày giao dịch của chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng tại một thời điểm xác định sau khi kết thúc thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 114 và điểm c khoản 3 Điều 117 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày SGDCK ban hành Quyết định chấp thuận thay đổi đăng ký niêm yết chứng khoán, tổ chức niêm yết thực hiện thanh toán giá dịch vụ thay đổi đăng ký niêm yết và giá dịch vụ quản lý niêm yết (nếu phát sinh) cho SGDCK theo quy định hiện hành.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi hoặc kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành hoặc kể từ ngày thay đổi số lượng cổ phiếu niêm yết khác, tổ chức niêm yết phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?