Mẫu giấy chứng nhận chấp thuận đề cương nghiên cứu y sinh học mới nhất là mẫu nào theo Thông tư 43?
Mẫu giấy chứng nhận chấp thuận đề cương nghiên cứu y sinh học mới nhất là mẫu nào theo Thông tư 43?
Mẫu giấy chứng nhận chấp thuận đề cương nghiên cứu y sinh học mới nhất là mẫu tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư 43/2024/TT-BYT có quy định như sau:
Tải về Mẫu giấy chứng nhận chấp thuận đề cương nghiên cứu y sinh học mới nhất tại đây. Tải về
Mẫu giấy chứng nhận chấp thuận đề cương nghiên cứu y sinh học mới nhất là mẫu nào theo Thông tư 43? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền chấp thuận đề cương nghiên cứu y sinh học?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 43/2024/TT-BYT có quy định như sau:
Quyền hạn của Hội đồng đạo đức
1. Chấp thuận hoặc không chấp thuận:
a) Hồ sơ, đề cương nghiên cứu, bản sửa đổi, bổ sung đề cương nghiên cứu, báo cáo kết quả nghiên cứu;
b) Miễn việc lấy bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu trong trường hợp cần bảo mật thông tin tuyệt đối cho người tham gia nghiên cứu hoặc không thể lấy sự chấp thuận từ người tham gia nghiên cứu hoặc người đại diện hợp pháp trên cơ sở cân nhắc đầy đủ các lợi ích, nguy cơ của nghiên cứu đến người tham gia nghiên cứu và các biện pháp bảo vệ các quyền, sự an toàn của người tham gia nghiên cứu;
c) Việc sử dụng các tài liệu dưới dạng văn bản điện tử theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Mời chuyên gia tư vấn độc lập để cung cấp ý kiến chuyên môn cho Hội đồng đạo đức.
3. Yêu cầu nghiên cứu viên chính, tổ chức chủ trì nghiên cứu, nhà tài trợ nghiên cứu: báo cáo số liệu, dữ liệu, kết quả nghiên cứu, hồ sơ có liên quan đến nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung đề cương nghiên cứu nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia nghiên cứu.
4. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền dừng nghiên cứu khi phát hiện nghiên cứu không tuân thủ nguyên tắc thực hành nghiên cứu lâm sàng tốt, vi phạm đề cương nghiên cứu.
Như vậy, chấp thuận hoặc không chấp thuận hồ sơ, đề cương nghiên cứu, bản sửa đổi, bổ sung đề cương nghiên cứu, báo cáo kết quả nghiên cứu y sinh học sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
Do đó, Hội đồng đạo đức sẽ có thẩm quyền chấp thuận đề cương nghiên cứu y sinh học theo quy định của pháp luật.
Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp quốc gia có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2024/TT-BYT có quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng đạo đức
1. Hội đồng đạo đức cấp cơ sở có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thẩm định các tài liệu sau đối với nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc, thử nghiệm lâm sàng thiết bị y tế và thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh trước khi gửi Hội đồng đạo đức cấp quốc gia:
- Hồ sơ, đề cương nghiên cứu, năng lực của nghiên cứu viên và của địa điểm nghiên cứu.
- Hồ sơ đề nghị thay đổi đề cương nghiên cứu, thẩm định định kỳ nghiên cứu, thẩm định đột xuất nghiên cứu.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu.
b) Thẩm định các tài liệu sau đối với nghiên cứu thử tương đương sinh học của thuốc để người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở nhận thử tương đương sinh học của thuốc phê duyệt: hồ sơ, đề cương nghiên cứu, năng lực của nghiên cứu viên và của địa điểm nghiên cứu; hồ sơ đề nghị thay đổi đề cương nghiên cứu, thẩm định định kỳ nghiên cứu, thẩm định đột xuất nghiên cứu; báo cáo kết quả nghiên cứu.
c) Theo dõi, giám sát nghiên cứu trong việc tuân thủ đề cương và các quy định về đạo đức trong nghiên cứu; đánh giá việc ghi nhận, báo cáo, xử trí biến cố bất lợi xảy ra trong nghiên cứu.
d) Lưu trữ và quản lý, bảo mật hồ sơ hoạt động của Hội đồng đạo đức theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng đạo đức cấp quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thẩm định hồ sơ, đề cương nghiên cứu, năng lực của nghiên cứu viên và của các địa điểm nghiên cứu trước khi triển khai nghiên cứu.
b) Thẩm định nghiên cứu trong quá trình triển khai tại các cơ sở nhận thử, bao gồm: thẩm định thay đổi đề cương nghiên cứu, thẩm định định kỳ nghiên cứu, thẩm định đột xuất nghiên cứu.
c) Thẩm định báo cáo kết quả nghiên cứu của các cơ sở nhận thử.
d) Theo dõi, giám sát nghiên cứu trong việc tuân thủ đề cương và các quy định về đạo đức trong nghiên cứu tại các cơ sở nhận thử; đánh giá việc ghi nhận, báo cáo, xử trí biến cố bất lợi xảy ra trong nghiên cứu tại các cơ sở nhận thử.
đ) Lưu trữ và quản lý, bảo mật hồ sơ hoạt động của Hội đồng đạo đức theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội đồng đạo đức cấp quốc gia có các nhiệm vụ được quy định, cụ thể:
(1) Thẩm định hồ sơ, đề cương nghiên cứu, năng lực của nghiên cứu viên và của các địa điểm nghiên cứu trước khi triển khai nghiên cứu.
(2) Thẩm định nghiên cứu trong quá trình triển khai tại các cơ sở nhận thử, bao gồm: thẩm định thay đổi đề cương nghiên cứu, thẩm định định kỳ nghiên cứu, thẩm định đột xuất nghiên cứu.
(3) Thẩm định báo cáo kết quả nghiên cứu của các cơ sở nhận thử.
(4) Theo dõi, giám sát nghiên cứu trong việc tuân thủ đề cương và các quy định về đạo đức trong nghiên cứu tại các cơ sở nhận thử; đánh giá việc ghi nhận, báo cáo, xử trí biến cố bất lợi xảy ra trong nghiên cứu tại các cơ sở nhận thử.
(5) Lưu trữ và quản lý, bảo mật hồ sơ hoạt động của Hội đồng đạo đức theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?
- Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?
- 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?
- Chiến dịch Hồ Chí Minh có tên gọi khác là gì? Chiến dịch Hồ Chí Minh Toàn thắng vào lúc mấy giờ?