Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do nghỉ không lương dài hạn thông dụng? Tải mẫu?
Biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do nghỉ không lương dài hạn là gì?
Biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do nghỉ không lương dài hạn là văn bản thỏa thuận được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động với mục đích xác nhận sự đồng thuận về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động do người lao động nghỉ không lương dài hạn.
Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do nghỉ không lương dài hạn thông dụng? Tải mẫu? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do nghỉ không lương dài hạn? Thời gian nghỉ không lương có được tính trợ cấp thôi việc?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do nghỉ không lương dài hạn.
Có thể tham khảo Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do nghỉ không lương dài hạn dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do nghỉ không lương dài hạn
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
...
Theo đó, thời gian nghỉ không lương không thuộc thời gian làm việc thực tế của người lao động nên sẽ không được tính trợ cấp thôi việc.
Nghỉ không lương bao nhiêu ngày thì không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Theo khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
...
Theo quy định trên, nếu người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian thẩm định chương trình đầu tư công không có cấu phần xây dựng đối với chương trình mục tiêu quốc gia là bao lâu?
- Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là gì? Nội dung của chứng thư ra sao?
- Hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với giải pháp cho vay ngang hàng từ 1/7/2025 gồm những gì?
- Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là gì? Quy trình tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Đại học ra sao?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải giao cho doanh nghiệp quản lý tài sản theo hình thức đầu tư vốn nhà nước gồm những gì?