Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là gì? Nội dung của chứng thư ra sao?
Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Chứng thư chữ ký điện tử
Chứng thư chữ ký điện tử được phân loại như sau:
1. Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp cho mình tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy.
2. Chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy, bao gồm: chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
3. Chứng thư chữ ký số công cộng là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao.
4. Chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là chứng thư chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng cấp.
Theo đó, chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia được hiểu là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp cho mình tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy.
Ngoài ra, chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia sẽ thuộc chứng thư chữ ký điện tử theo quy định.
Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là gì? Nội dung của chứng thư ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung của chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội dung của chứng thư chữ ký số
1. Nội dung chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia bao gồm:
a) Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
b) Số hiệu chứng thư chữ ký số;
c) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
d) Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
đ) Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
e) Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
g) Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
h) Thuật toán khóa không đối xứng.
2. Nội dung chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ bao gồm:
a) Tên của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số;
b) Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;
c) Số hiệu chứng thư chữ ký số;
d) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
đ) Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;
e) Chữ ký số của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số;
g) Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
h) Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;
i) Thuật toán khóa không đối xứng.
3. Nội dung của chứng thư chữ ký số công cộng bao gồm:
a) Tên của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;
b) Tên của thuê bao;
c) Số hiệu chứng thư chữ ký số;
d) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
đ) Khóa công khai của thuê bao;
e) Chữ ký số của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;
g) Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
h) Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
i) Thuật toán khóa không đối xứng.
Như vậy, nội dung chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia bao gồm:
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Số hiệu chứng thư chữ ký số;
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
- Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
- Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Thuật toán khóa không đối xứng.
Trong giao dịch điện tử nghiêm cấm những hành vi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023 có quy định như sau:
Theo đó, hiện nay theo quy định của pháp luật thì trong giao dịch điện tử sẽ nghiêm cấm những hành vi sau đây:
(1) Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(2) Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
(3) Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.
(4) Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
(5) Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
(6) Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.
(7) Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.
(8) Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sự kiện nổi bật ngày 13 tháng 5? Sự kiện trong nước 13 5? 13 5 có phải lễ lớn? Có được nghỉ làm hưởng lương 13 5?
- Đáp án Tìm hiểu pháp luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ Quảng Ngãi năm 2025 chi tiết ra sao?
- Toàn văn Nghị quyết 125/NQ-CP và Nghị quyết 126/NQ-CP PDF thông qua Đề án sáp nhập tỉnh, xã năm 2025 thế nào?
- Ngày 13 5 cấm đường tại Hải Phòng có áp dụng đối với người đi bộ không? Ngày 13 5 có phải ngày lễ lớn?
- Ngày 13 5 Hải Phòng bắn pháo hoa nổ tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ tầm cao hay tầm thấp? Bảo quản pháo hoa nổ như nào?