Mẫu báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng chính sách là mẫu nào?
- Ngân hàng chính sách phải báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh vào thời gian nào?
- Mẫu báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng chính sách là mẫu nào?
- Trường hợp có yêu cầu báo cáo đột xuất về tình hình tài chính thì Ngân hàng chính sách phải gửi báo cáo trong thời hạn bao lâu?
Ngân hàng chính sách phải báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh vào thời gian nào?
Thời gian báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Chế độ báo cáo
1. Ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính:
a) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ: Định kỳ hàng quý, hàng năm, trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc mỗi quý và 20 ngày làm việc sau khi kết thúc năm tài chính, ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về tình hình huy động, sử dụng nguồn vốn, tình hình trả nợ gốc, nợ lãi trái phiếu được bảo lãnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để theo dõi;
b) Báo cáo tình hình thu chi tài chính: Báo cáo tài chính năm được kiểm toán sau 10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm toán.
2. Ngoài báo cáo định kỳ, ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo đột xuất về tình hình tài chính trong trường hợp cần thiết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về tình hình huy động, sử dụng nguồn vốn, tình hình trả nợ gốc, nợ lãi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh vào các khoản thời gian cụ thể như sau:
- Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc mỗi quý,
- Trong vòng 20 ngày làm việc sau khi kết thúc năm tài chính.
Ngân hàng chính sách phải báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng chính sách là mẫu nào?
Mẫu báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được quy định tại Điều 8 Thông tư 58/2018/TT-BTC như sau:
Báo cáo định kỳ đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
Báo cáo tình hình huy động và trả nợ gốc, lãi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh định kỳ hàng quý, năm theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 52 Nghị định số 91/2018/NĐ-CP do ngân hàng chính sách lập theo mẫu tại Phụ lục 13 Thông tư này.
Đồng thời, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 52 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ báo cáo
1. Ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính:
a) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ: Định kỳ hàng quý, hàng năm, trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc mỗi quý và 20 ngày làm việc sau khi kết thúc năm tài chính, ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về tình hình huy động, sử dụng nguồn vốn, tình hình trả nợ gốc, nợ lãi trái phiếu được bảo lãnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để theo dõi;
b) Báo cáo tình hình thu chi tài chính: Báo cáo tài chính năm được kiểm toán sau 10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm toán.
...
Như vậy, mẫu báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng chính sách được quy định theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 58/2018/TT-BTC.
TẢI VỀ mẫu báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ trái phiếu được chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng chính sách tại đây.
Trường hợp có yêu cầu báo cáo đột xuất về tình hình tài chính thì Ngân hàng chính sách phải gửi báo cáo trong thời hạn bao lâu?
Chế độ báo cáo trong trường hợp có yêu cầu đột xuất được quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Chế độ báo cáo
1. Ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính:
a) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ: Định kỳ hàng quý, hàng năm, trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc mỗi quý và 20 ngày làm việc sau khi kết thúc năm tài chính, ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về tình hình huy động, sử dụng nguồn vốn, tình hình trả nợ gốc, nợ lãi trái phiếu được bảo lãnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để theo dõi;
b) Báo cáo tình hình thu chi tài chính: Báo cáo tài chính năm được kiểm toán sau 10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm toán.
2. Ngoài báo cáo định kỳ, ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo đột xuất về tình hình tài chính trong trường hợp cần thiết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định, trường hợp có yêu cầu báo cáo đột xuất về tình hình tài chính thì Ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?