Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có được cấp mã chứng khoán theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có được cấp mã chứng khoán theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
Căn cứ Điều 1 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 quy định về các loại chứng khoán được cấp mã chứng khoán như sau:
Quy định chung
1. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (sau đây viết tắt là VSD) thực hiện cấp và quản lý mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế cho các chứng khoán được quy định tại Điều 149 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
2. Việc cấp và đăng ký bảo lưu mã chứng khoán được thực hiện tại Trụ sở chính VSD.
Dẫn chiếu Điều 149 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về việc đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam như sau:
Đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Các loại chứng khoán phải thực hiện đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
b) Chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các loại trái phiếu doanh nghiệp khác niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
c) Chứng khoán của công ty đại chúng và các loại chứng khoán phải đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Các loại chứng khoán khác được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và tổ chức phát hành.
3. Chứng khoán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
4. Công ty đại chúng phải thực hiện đăng ký cổ phiếu tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết hoạt động đăng ký chứng khoán, hủy đăng ký chứng khoán, cấp mã chứng khoán, thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán, chuyển quyền sở hữu chứng khoán và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Theo quy định trên thì trái phiếu được chính phủ bảo lãnh thuộc loại chứng khoán được cấp mã chứng khoán theo quy định pháp luật hiện nay.
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có được cấp mã chứng khoán theo quy định pháp luật hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Mã chứng khoán của trái phiếu được chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 quy định về mã chứng khoán của trái phiếu được chính phủ bảo lãnh như sau:
Quy định về mã chứng khoán trong nước
1. Cổ phiếu
Mã cổ phiếu bao gồm 3 ký tự được quy định như sau:
- 3 chữ cái in hoa
hoặc - 2 chữ cái in hoa và 1 ký tự số
hoặc - 1 chữ cái in hoa và 2 ký tự số
- Ký tự đầu tiên phải là chữ cái in hoa
2. Công cụ nợ
a. Trái phiếu Chính phủ
Mã trái phiếu Chính phủ bao gồm 9 ký tự được quy định như sau:
Trong đó:
- Ký hiệu TCPH: 1 ký tự là chữ cái in hoa
Trường hợp Trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành: 1 ký tự là chữ T;
Trường hợp các tổ chức khác: ký tự chữ cái in hoa đầu ký hiệu TCPH được VSD quy định riêng căn cứ theo các tiêu chí được nêu tại Điều 2 Chương I Quy chế này.
- Ký hiệu phương thức phát hành: 1 ký tự là chữ in hoa
D : Đấu thầu
B: Bảo lãnh
L: Riêng lẻ
- Năm phát hành: 2 ký tự là ký tự số thể hiện 2 số cuối của năm phát hành
- Năm đáo hạn: 2 ký tự là ký tự số thể hiện 2 số cuối của năm đáo hạn
- Số thứ tự trái phiếu đăng ký tại VSD trong năm: 3 ký tự là ký tự số
b. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
Mã trái phiếu Chính phủ bao gồm 9 ký tự được quy định như sau:
Trong đó:
- Ký hiệu Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: 1 ký tự là chữ B
- Ký hiệu TCPH: 3 ký tự là chữ cái in hoa là tên viết tắt của TCPH
- Năm phát hành: 2 ký tự là ký tự số thể hiện 2 số cuối của năm phát hành
- Số thứ tự trái phiếu đăng ký tại VSD trong năm: 3 ký tự là ký tự số
....
Như vậy, mã chứng khoán của trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh gồm 9 ký tự, trong đó:
- Ký hiệu Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: 1 ký tự là chữ B
- Ký hiệu TCPH: 3 ký tự là chữ cái in hoa là tên viết tắt của TCPH
- Năm phát hành: 2 ký tự là ký tự số thể hiện 2 số cuối của năm phát hành
- Số thứ tự trái phiếu đăng ký tại VSD trong năm: 3 ký tự là ký tự số
Mã chứng khoán được cấp cho trái phiếu được chính phủ bảo lãnh có bị trùng với nhau hay không?
Căn cứ Điều 2 Quy chế về hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-VSD năm 2021 quy định về việc cấp mã chứng khoán trong nước như sau:
Cấp mã chứng khoán trong nước
1. Mã chứng khoán trong nước được VSD cấp là duy nhất và không trùng lắp với các mã chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch hoặc mã chứng khoán đã được VSD cấp (trừ trường hợp thực hiện cấp mã chứng khoán trùng với mã đã bị hủy có thời hạn trên 10 năm).
2. Mã chứng khoán trong nước được cấp không phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền. VSD xem xét cấp mã căn cứ vào các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK), tên viết tắt của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tổ chức phát hành, sự lựa chọn mã của tổ chức phát hành (sau đây viết tắt là TCPH), thông tin về đợt phát hành chứng khoán, thông tin về chứng khoán cơ sở...
3. Mã chứng khoán trong nước do VSD cấp được sử dụng thống nhất làm mã chứng khoán giao dịch của TCPH khi TCPH niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Theo đó, mã chứng khoán trong nước được VSD cấp là duy nhất và không trùng lắp với các mã chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch hoặc mã chứng khoán đã được VSD cấp (trừ trường hợp thực hiện cấp mã chứng khoán trùng với mã đã bị hủy có thời hạn trên 10 năm).
Như vậy, trường hợp mã chứng khoán trùng nhau chỉ xuất hiện trong trường hợp thực hiện cấp mã chứng khoán trùng với mã đã bị hủy có thời hạn trên 10 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?