Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc là mẫu nào?
- Hướng dẫn cách viết Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc? Nội dung của hợp đồng thử việc?
- Trong thời gian thử việc người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước hay không?
Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc là mẫu nào?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản có hướng dẫn khác không có quy định về Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc gửi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể hiểu báo cáo thử việc do người lao động đang trong quá trình thử việc thực hiện và gửi cho công ty, doanh nghiệp để nhận xét, đánh giá (có thể là báo cáo tuần, báo cáo tháng). Theo đó, mục đích báo cáo thử việc là để người lao động tự đánh giá lại quá trình làm việc, những thành tích đạt được, những công việc chưa hoàn thành… trong suốt thời gian thử việc.
Do đó, người lao động có thể tham khảo Mẫu báo cáo thử việc dưới đây:
Tải về Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc 01.
Tải về Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc 02.
Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc? Nội dung của hợp đồng thử việc?
Theo đó, báo cáo thử việc là bản “tóm tắt” toàn bộ quá trình làm việc cũng như những thành tích mà người lao động trong suốt thời gian thử việc.
Do đó, người lao động có thể tham khảo cách viết Mẫu báo cáo thử việc đối với người lao động đang trong quá trình thử việc như sau:
- Tại phần mở đầu:
Phần này tương đối đơn giản, người làm báo cáo chỉ cần điền các thông tin theo yêu cầu trong báo cáo, các thông tin cá nhân phải chính xác và trùng khớp với các giấy tờ tùy thân.
- Phần nội dung của báo cáo:
+ Cần viết một cách chân thực và đầy đủ các công việc được người quản lý hoặc người trực tiếp hướng dẫn giao trong quá trình thử việc, trong đó ghi rõ: Công việc đã hoàn thành và kết quả hoàn thành như thế nào? Công việc nào còn chưa hoàn thành, nguyên nhân do đâu?...
+ Trường hợp được giao tương đối nhiều việc thì nên sử dụng bảng kê để báo cáo công việc. Việc liệt kê công việc một cách khoa học, logic kèm theo kết quả, cũng như hướng giải quyết và đánh giá của người hướng dẫn cho từng công việc sẽ giúp người lao động ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
- Phần tự đánh giá và mong muốn của bản thân:
Tại phần này, người lao động cần thể hiện rõ năng lực, trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc, đồng thời liệt kê những thế mạnh, ưu điểm của bản thân. Bên cạnh đó, trung thực ghi nhận những điểm còn yếu kém và đưa ra giải pháp để hoàn hiện bản thân.
Lưu ý: Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo!
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo đó, nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc sẽ bao gồm thời gian thử việc và nội dung như sau:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Cùng với đó, thời gian thử việc của người lao động được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Trong thời gian thử việc người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, trong trường hợp, người lao động đang trong thời gian thử việc thì có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ, cá nhân có doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế GTGT từ 01/01/2026 đúng không?
- Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình xây dựng là bao lâu? Được từ chối bảo hành trong trường hợp nào?
- Gợi ý quà Noel cho đồng nghiệp? Ý tưởng quà tặng Noel cho đồng nghiệp? Người lao động có được thưởng vào ngày Noel không?
- Việc giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào theo Nghị định 37?
- Từ 2025, người dân được đăng ký xe ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ và ngày lễ đúng không? Thời hạn giải quyết đăng ký xe từ 2025?