Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Người nhập khẩu linh kiện báo cáo tình hình nhập khẩu linh kiện cho cơ quan nào?
- Doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện có trách nhiệm như thế nào về kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường?
Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 60/2023/NĐ-CP.
Tải về Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Người nhập khẩu linh kiện báo cáo tình hình nhập khẩu linh kiện cho cơ quan nào?
Người nhập khẩu linh kiện báo cáo tình hình nhập khẩu linh kiện cho cơ quan theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 60/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, cách thức thực hiện
1. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra
a) Đối với ô tô nhập khẩu
Người nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này và nộp cho Cơ quan kiểm tra băng hình thức trực tuyến thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (nộp hồ sơ điện tử). Trường hợp bất khả kháng, người nhập khẩu có thể nộp hồ sơ giấy cho Cơ quan kiểm tra.
Đối với kiểu loại ô tô nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam, tại thời điểm đăng ký kiểm tra, người nhập khẩu phải cung cấp các tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 4 (riêng đối với Giấy chứng nhận xuất xưởng, trong trường hợp nộp hồ sơ điện tử, người nhập khẩu nộp 01 bản sao đại diện cho mỗi kiểu loại trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và nộp bổ sung tất cả bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng cửa các xe trong lô hàng nhập khẩu đó cho cơ quan kiểm tra trước khi kiểm tra xe thực tế). Tài liệu quy định tại điểm i khoản 1 Điều 4 phải nộp khi đề nghị kiểm tra thực tế.
…
b) Đối với linh kiện nhập khẩu
Đối với kiểu loại linh kiện nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam, người nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và nộp cho Cơ quan kiểm tra bằng hình thức trực tuyến thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (nộp hồ sơ điện tử). Trường hợp bất khả kháng, người nhập khẩu có thể nộp hồ sơ giấy cho Cơ quan kiểm tra.
Tại thời điểm đăng ký kiểm tra, người nhập khẩu phải cung cấp tài liệu quy định tại các điểm: a, c, d, đ và điểm e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này. Tài liệu quy định tại điểm b và điểm g phải nộp trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa.
Đối với kiểu loại linh kiện đã được cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật linh kiện nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này, người nhập khẩu được miễn mở hồ sơ đăng ký kiểm tra nhưng định kỳ 12 tháng, người nhập khẩu phải báo cáo tình hình nhập khẩu của kiểu loại linh kiện này cho cơ quan kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Nghị định này để theo dõi. Cơ quan kiểm tra có quyền tiến hành kiểm tra đột xuất lô hàng nhập khẩu khi phát hiện vi phạm về chất lượng an toàn kỹ thuật hoặc có khiếu nại, tố cáo về chất lượng an toàn kỹ thuật của linh kiện nhập khẩu.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người nhập khẩu linh kiện báo cáo tình hình nhập khẩu linh kiện cho cơ quan cho cơ quan kiểm tra.
Việc báo cáo này được thực hiện bằng hình thức trực tuyến thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (nộp hồ sơ điện tử). Trường hợp bất khả kháng, người nhập khẩu có thể nộp hồ sơ giấy cho Cơ quan kiểm tra.
Doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện có trách nhiệm như thế nào về kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 60/2023/NĐ-CP đối với kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện có trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp lệ và hợp pháp của các hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho cơ quan kiểm tra.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.
- Bảo đảm giữ nguyên trạng ô tô nhập khẩu để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra.
- Phối hợp với cơ quan kiểm tra trong quá trình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Trường hợp xảy ra sự cố giao dịch điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia để phối hợp giải quyết.
- Nộp các khoản phí, lệ phí, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo bằng văn bản đến cơ quan kiểm tra theo định kỳ hằng năm và ngay sau thời gian kết thúc triệu hồi theo kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?