Tỉnh nào là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội theo Quyết định 768?
- Tỉnh nào là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội theo Quyết định 768?
- Tính chất khi điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- Những cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ?
Tỉnh nào là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội theo Quyết định 768?
Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)
Căn cứ tại khoản 5 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ xác định tỉnh là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) như sau:
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:
...
5. Định hướng phát triển không gian vùng
a) Định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong Vùng
...
+ Bắc Giang là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), phát triển du lịch (Tây Yên Tử, Hồ Khuôn Thần, Hồ Cấm Sơn...), sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng cao tại các huyện phía Đông của tỉnh; là đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của Vùng với các tỉnh Đông Bắc của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa Khoảng 40 - 45%.
Theo đó, Quyết định số 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định tỉnh cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) là Bắc Giang.
Tỉnh nào là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận-trung chuyển hàng hoá của Vùng Thủ đô Hà Nội theo Quyết định 768? (Hình từ Internet)
Tính chất khi điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định về tính chất khi điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Là vùng có môi trường sống và môi trường cảnh quan phong phú, giàu tính văn hóa - xã hội, mang đậm bản sắc dân tộc với xu hướng phát triển hiện đại.
- Là vùng đầu mối tập trung hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật quốc gia; có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng.
Những cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ?
Theo Điều 2 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 quy định trách nhiệm phối hợp và tổ chức thực hiện của các cơ quan như sau:
- Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội: Chủ trì và chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và các cơ chế, chính sách phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội, trình Chính phủ xem xét, quyết định; chủ trì và đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương quản lý và triển khai thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 (Quy hoạch).
- Bộ Xây dựng: Chủ trì tổ chức công bố quy hoạch sau khi Quy hoạch được phê duyệt; rà soát, Điều chỉnh và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy hoạch; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong Vùng định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Quy hoạch; đề xuất danh Mục các quy hoạch xây dựng nhằm triển khai cụ thể hóa Quy hoạch trình Thủ tướng xem xét quyết định. Tiếp tục nghiên cứu mô hình quản lý Vùng để hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khác xây dựng các chính sách ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội trọng Điểm của Vùng.
- Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương lập kế hoạch, giải pháp, cơ chế chính sách phát triển hạ tầng về y tế, giáo dục và đào tạo nhằm giảm tải sức ép cho Thủ đô Hà Nội và chia sẻ cơ hội hưởng lợi từ dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo cho các tỉnh của Vùng.
- Bộ Giao thông vận tải: Tập trung triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng Điểm của Vùng, trong đó ưu tiên phát triển các tuyến đường sắt nội đô, nội vùng, các tuyến đường bộ cao tốc, vành đai, tuyến giao thông thủy gắn với các trung tâm logistics.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành và địa phương lập Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với Quy hoạch được duyệt; nghiên cứu đề xuất các chính sách theo hướng có lợi cho khu vực, địa Điểm có khu xử lý chất thải rắn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương rà soát các quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê Điều theo hướng Điều chỉnh bổ sung chức năng sử dụng đất, tạo Điều kiện khai thác hiệu quả quỹ đất và cảnh quan dọc hành lang các tuyến sông để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn phòng chống lũ; nghiên cứu, ban hành hướng dẫn khai thác quỹ đất khu vực hành lang ven sông.
- Bộ Nội vụ: Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương từng bước nghiên cứu rà soát, Điều chỉnh, bổ sung, các văn bản pháp luật về thể chế nhằm hỗ trợ phát triển Vùng.
- Các Bộ, ngành theo các chức năng nhiệm vụ xây dựng hoặc Điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, các chiến lược phát triển ngành phù hợp với Quy hoạch được duyệt.
- Các tỉnh, thành căn cứ vào Quy hoạch được duyệt để Điều chỉnh các đồ án quy hoạch liên quan thuộc trách nhiệm của từng tỉnh, thành và triển khai thực hiện theo các chương trình dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?