Lừa dối khách hàng thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên bị phạt thế nào theo Bộ luật Hình sự?
Lừa dối khách hàng thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên bị phạt thế nào?
Căn cứ vào Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa dối khách hàng như sau:
Tội lừa dối khách hàng
1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Hình sự nêu trên, hành vi lừa dối khách hàng thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Lừa dối khách hàng thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên bị phạt thế nào theo Bộ luật Hình sự? (Hình từ Internet)
Lừa dối người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào Điều 53a Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm trong giao dịch trên không gian mạng:
Hành vi vi phạm trong giao dịch trên không gian mạng
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với chủ thể kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký sử dụng hoặc sử dụng nền tảng số trung gian khác như là điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ;
b) Hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng thông qua việc sắp xếp ưu tiên lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp trên nền tảng số mà không công khai tiêu chí lựa chọn;
c) Sử dụng biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số, trừ trường hợp phản hồi, đánh giá đó vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội;
d) Sử dụng biện pháp ngăn cản đăng ký, hoạt động, đánh giá, hiển thị phản hồi của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
đ) Ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ phần mềm, ứng dụng cài đặt sẵn mà không ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật cơ bản giúp nền tảng số vận hành bình thường hoặc buộc người tiêu dùng cài đặt phần mềm, ứng dụng kèm theo trên nền tảng số;
e) Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, không chính xác về một trong các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
...
Như vậy, theo quy định trên, Hành vi lừa dối người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng thông qua việc cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, không chính xác về một trong các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt quy định trên là mức phạt đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt quy định đối với cá nhân vi phạm. (Theo Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 24/2025/NĐ-CP)
Phạm tội lừa dối khách hàng rồi đầu thú có được xem xét là tình tiết giảm nhẹ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
...
Như vậy, Phạm tội lừa dối khách hàng rồi đầu thú có thể được tòa án xem xét là tình tiết giảm nhẹ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập đội bóng rổ của lớp em? Đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập đội bóng rổ hay?
- Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa dùng cho phương tiện chưa khai thác mới nhất theo Thông tư 60?
- Quyết định 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội? Tải về?
- Người bị kiểm tra xác minh có bị tạm hoãn xuất cảnh không? Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh?
- Hà Nội gặp mặt Cựu Chiến binh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 2025?