Dịch vụ logistics là gì? Thương nhân cần làm gì khi bắt đầu làm dịch vụ logistics?
Dịch vụ logistics là gì?
Căn cứ, Điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định rằng: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Như vậy, bạn có thể hiểu rằng dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại mà theo đó thương nhân sẽ tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc khác nhau như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,....
Điều kiện về dịch vụ logistics ra sao?
Căn cứ, Điều 234 Luật Thương mại 2005 như sau:
"Điều 234. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics."
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP như sau:
"Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
....”
Như vậy, bạn phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó thì mới được xem là đủ điều kiện tham gia logistics.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là gì?
Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics quy định tại Điều 235 Luật Thương mại 2005 quy định rằng:
“Điều 235. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.”
Như vậy, bạn hiểu rằng trừ những trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể như trên. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong dịch vụ logictics là gì?
Căn cứ, Điều 236 Luật Thương mại 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của khách hàng, cụ thể:
“Điều 236. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
2. Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
3. Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
4. Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này;
5. Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra;
6. Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.”
Như vậy, có thể hiểu rằng trừ các trường hợp mà có thỏa thuận khác từ hai bên, còn mặc nhiên khách hàng sẽ có những quyền cụ thể như: Hướng dẫn, kiễm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng, cung cấp đầy đủ chỉ dẫn, thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác về hàng hóa... như các quyền và nghĩa vụ nêu trên bạn cần biết và thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?