Đại lễ Vesak: Lần đầu tiên ra mắt 87 bảo vật quốc gia văn hóa Phật giáo? Đại lễ Vesak khai mạc bế mạc khi nào?
Đại lễ Vesak: Lần đầu tiên ra mắt 87 bảo vật quốc gia văn hóa Phật giáo? Đại lễ Vesak khai mạc bế mạc khi nào?
Chiều ngày 2 5, tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam, Cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM diễn ra lễ khai trương Trung tâm Báo chí và họp báo trước Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.
Đây là lần đầu tiên TP HCM được chọn là nơi đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. 03 lần trước được đăng cai tổ chức tại Hà Nội (năm 2008), Ninh Bình (năm 2014) và Hà Nam (năm 2019).
Đặc biệt, tại Vesak Liên Hợp Quốc 2025, lần đầu tiên công bố 87 bảo vật quốc gia về Phật giáo đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Triển lãm diễn ra vào sáng ngày 5 5 giới thiệu những dấu ấn quan trọng của văn hóa Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ.
Sáng ngày 6 5, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ được khai mạc. Ngày 7 5 diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 và Lễ bế mạc được tổ chức sáng ngày 8 5.
>>>Xem thêm Lễ tắm Phật là gì? Nguồn gốc Lễ tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản? Nguyên tắc khi tổ chức Đại lễ Phật Đản?
>>> Xem thêm Hành trình Xá lợi Đức Phật đi qua 04 tỉnh của Việt Nam? Thời gian Xá lợi Đức Phật trở về Ấn Độ?
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Đại lễ Vesak: Lần đầu tiên ra mắt 87 bảo vật quốc gia văn hóa Phật giáo? Đại lễ Vesak khai mạc bế mạc khi nào? (Hình từ Internet)
>>> Xem thêm Hội Gióng Phù Đổng có phải di sản văn hóa phi vật thể không? 07 Nguyên tắc khi tổ chức lễ Hội Gióng Phù Đổng?
Đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak, Ban Tổ chức Đại lễ Vesak có trách nhiệm gì?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP khi tổ chức lễ hội đơn vị tổ chức và Ban Tổ chức có các trách nhiệm sau:
* Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau:
- Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định này và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
- Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội;
- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Nghị định này;
- Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.
* Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
- Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
- Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
- Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
- Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Như vậy, khi tổ chức Đại lễ Vesak, đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak, Ban Tổ chức Đại lễ Vesak có các trách nhiệm như đơn vị tổ chức lễ hội, Ban Tổ chức lễ hội được quy định nêu trên.
Người tham gia Đại lễ Vesak có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, người tham gia đại lễ Vesak có 06 trách nhiệm được nêu trên.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cấp xã thành lập có thuộc nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân không?
- Tốc độ khai thác tối thiểu của xe ô tô khi chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu theo Thông tư 38?
- Trường hợp nào ngừng sử dụng hóa đơn điện tử? Trường hợp nào được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử sau khi bị ngừng sử dụng?
- Thế nào là làng nghề truyền thống? Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào?
- Trình tự thực hiện phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Quyết định 319? Thời hạn giải quyết trong bao lâu?