Lao động thủ công là gì? Mức lương của người lao động thủ công có được thấp hơn mức lương tối thiểu không?
- Lao động thủ công là gì? Mức lương của người lao động thủ công có được thấp hơn mức lương tối thiểu không?
- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thủ công thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thủ công thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ngoài bị phạt tiền thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Lao động thủ công là gì? Mức lương của người lao động thủ công có được thấp hơn mức lương tối thiểu không?
Hiện nay pháp luật không có quy định về lao động thủ công là gì. Nhưng có thể hiểu lao động thủ công là hoạt động lao động được thực hiện bằng tay hoặc các công cụ đơn giản mà không có sự can thiệp của máy móc, công nghệ cao. Nó thường liên quan đến việc sử dụng các kỹ năng và lao động của con người để tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
Mức lương của người lao động thủ công có được thấp hơn mức lương tối thiểu không, thì theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, theo quy định trên thì mức lương của người lao động thủ công được quy định không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Lao động thủ công là gì? Mức lương của người lao động thủ công có được thấp hơn mức lương tối thiểu không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thủ công thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thủ công thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
…
Theo đó tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định Điều 17 là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên tùy vào số lượng người lao động thủ công bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thủ công thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ngoài bị phạt tiền thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thủ công thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ngoài bị phạt tiền thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không, thì theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng trả lương cho người lao động thủ công thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ngoài bị phạt tiền thì còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau: người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động.
Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?