Kỷ luật viên chức sắp về hưu được pháp luật quy định như thế nào? Ai có trách nhiệm chi trả lại khoản tiền khi gây thiệt hại trước khi nghỉ hưu?

Tôi muốn hỏi kỷ luật viên chức sắp về hưu được pháp luật quy định như thế nào? Tôi là thủ quỹ ở trường và viên chức lâu năm, ngày 01/07/2022 mới đến ngày tôi nghỉ hưu, tôi còn nợ bên trường 85.000.000VNĐ. Do ỷ lại việc làm thủ quỹ nên tôi có trích tiền trực tiếp tại trường để chi tiêu cá nhân. Trường chưa ra quyết định về hưu tôi có được về hưu hay không? Tôi phải làm gì tiếp theo? Tôi có bị xử lý kỷ luật gì không?

Thủ tục nghỉ hưu của viên chức được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 7 Điều 59 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục nghỉ hưu như sau:

"7. Các quy định liên quan đến quyết định nghỉ hưu:
a) Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phải ra quyết định nghỉ hưu;
b) Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại điểm a khoản này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu;
c) Viên chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận ít nhất trước 03 ngày làm việc tính đến thời điểm nghỉ hưu;
d) Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, viên chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định."

Đối chiếu quy định trên, như vậy, trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu của viên chức thì cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phải quyết định nghỉ hưu. Trường hợp bạn về hưu thì đơn vị phải thực hiện các thủ tục trên chứ không được kéo dài thời hạn nghỉ hưu.

Nghỉ hưu

Kỷ luật viên chức sắp nghỉ hưu

Kỷ luật viên chức sắp về hưu được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì các hình thức xử lý kỷ luật viên chức bao gồm:

"1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan."

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức như sau:

"3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;"

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức như sau:

"2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;"

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý

"2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
..."

Như vậy, trường hợp bạn là viên chức bạn phải xem bạn có phải là hành vi vi phạm lần đầu, gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không. Để nhà trường áp dụng hình thức kỷ luật chuẩn xác nhất cho trường hợp của bạn.

Ai có trách nhiệm chi trả lại khoản tiền khi gây thiệt hại trước khi nghỉ hưu?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả như sau:

"1. Phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, hoàn trả cho đơn vị, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai.
2. Viên chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu viên chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì bị trừ 20% (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
3. Trường hợp viên chức gây thiệt hại thuyên chuyển công tác, nghỉ hưu hay thôi việc thì phải hoàn thành việc bồi thường, hoàn trả trước khi thuyên chuyển, nghỉ hưu hay thôi việc; nếu không đủ khả năng bồi thường, hoàn trả thì đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc chính quyền địa phương nơi viên chức cư trú tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Nếu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức gây ra thiệt hại bị giải thể, sáp nhập thì cơ quan, tổ chức, đơn vị kế thừa đơn vị bị giải thể, sáp nhập có trách nhiệm tiếp tục thu tiền bồi thường, hoàn trả cho đến khi thu đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
Trường hợp viên chức gây ra thiệt hại bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thu tiền bồi thường, hoàn trả theo quyết định của bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án.
..."

Theo đó, bạn phải có trách nhiệm chi trả lại khoản tiền gây thiệt hại trước khi nghỉ hưu,và nếu bạn không có khả năng chi trả thì đơn vị có thể thực hiện theo nguyên tắc được nêu ở trên.

Viên chức TẢI VỀ TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIÊN CHỨC
Kỷ luật viên chức Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kỷ luật viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có xử lý kỷ luật lại đối với viên chức bị xử lý kỷ luật sai trình tự thủ tục sau khi có quyết định xử lý khiếu nại không?
Pháp luật
Viên chức có phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Trường hợp viên chức đã về hưu nhưng vẫn tiếp tục đi làm công việc khác thì có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Pháp luật
Thông tư 02/2024/TT-BVHTTDL quy định về định về tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện?
Pháp luật
Thông tư 17/2024/TT-BGTVT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giao thông vận tải ra sao?
Pháp luật
Thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật viên chức là bao lâu? Có áp dụng hình thức xử lý kỷ luật hạ bậc lương đối với viên chức hay không?
Pháp luật
Viên chức quản lý đang bị kỷ luật có được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại hay không? Nếu không được bổ nhiệm thì thời hạn là bao lâu?
Pháp luật
Viên chức sinh con thứ ba trước ngày Nghị định 112/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì khi xử lý kỷ luật có áp dụng nghị định này được không?
Pháp luật
Hướng dẫn viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2023? Sử dụng kết quả đánh giá viên chức như thế nào?
Pháp luật
Bổ nhiệm viên chức quản lý được quy định thế nào? Trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý ra sao?
Pháp luật
Từ chối nhiệm vụ cấp trên giao, viên chức có bị xử lý kỷ luật? Có bao nhiêu hình thức kỷ luật viên chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức
1,331 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức Kỷ luật viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào