Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là gì? Thẩm quyền trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thế nào?
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có định nghĩa về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo khả năng ảnh hưởng của từng giải pháp nhằm lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp với mục tiêu của chính sách.
5. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
6. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật của văn bản được kiểm tra.
Theo đó, có thể hiểu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật của văn bản được kiểm tra.
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là gì? Thẩm quyền trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định về việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Theo đó, thẩm quyền trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có nội dung, cụ thể sau đây:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành;
- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành; Chính phủ kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành; kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh ban hành về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
- Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành; chính quyền địa phương cấp trên kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương cấp dưới ban hành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đề xuất của Chính phủ.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo; văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo; văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân.
4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo; văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân.
...
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đề xuất của Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Lễ Phật Đản? Ngày Lễ Phật Đản năm 2025 rơi vào ngày mấy tháng mấy?
- Đại lễ Phật Đản: Ngày giờ diễn ra chương trình văn nghệ? Chương trình văn nghệ kính mừng lễ Phật đản diễn ra tại đâu?
- Ngày đẹp chuyển nhà tháng 5 năm 2025 may mắn? Xem ngày tốt chuyển nhà tháng 5 2025 chi tiết ra sao?
- Những hoạt động tại Lễ hội Gióng Phù Đổng 2025? Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2025 diễn ra tới khi nào?
- Đợt 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào? Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ đợt 3 ra sao?