Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được tổ chức như thế nào? Kiểm toán nội bộ được thực hiện trong phạm vi nào?
Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được tổ chức như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về tổ chức của kiểm toán nội bộ như sau:
Tổ chức của kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại hội sở chính tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng. Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát.
2. Đối với quỹ tín dụng nhân dân chỉ có 01 kiểm soát viên chuyên trách mà không có Ban kiểm soát, việc kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân do kiểm soát viên chuyên trách thực hiện.
3. Căn cứ quy mô, mức độ, phạm vi và đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ, chế độ lương, thưởng, phụ cấp trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ.
4. Kiểm toán nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể do kiểm toán nội bộ của hội sở chính hoặc hội sở khu vực đảm nhiệm, phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo quy định trên, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại hội sở chính tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng.
Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát.
Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được thực hiện trong phạm vi nào?
Theo Điều 15 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về phạm vi kiểm toán nội bộ như sau:
Phạm vi kiểm toán nội bộ
Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm:
1. Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng;
2. Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
Theo đó, kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng.
Đồng thời kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
Việc thực hiện kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo những phương pháp nào?
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN về phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ như sau:
Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ
1. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
2. Kiểm toán nội bộ phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của tổ chức tín dụng. Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của tổ chức tín dụng và khả năng xảy ra những rủi ro đó. Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một năm một lần.
3. Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng kiểm toán nội bộ làm việc với Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Các hoạt động có rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấp hơn.
4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của tổ chức tín dụng và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo.
Như vậy, phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?