Cổ vật là gì? Phát hiện cổ vật phải thông báo cho cơ quan nào? Không khai báo khi phát hiện cổ vật bị xử phạt như thế nào?
Cổ vật là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 quy định về khái niệm cổ vật như sau:
"Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên."
Phát hiện cổ vật phải thông báo cho cơ quan nào?
Phát hiện cổ vật phải thông báo cho cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 98/2010/NĐ-CP về tiếp nhận, quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do thăm dò, khai quật hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp như sau:
"Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định tại Điều 6 Luật di sản văn hóa, khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự."
Thêm vào đó, tại Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy như sau:
- Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
+ Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Như vậy, theo các quy định trên, cổ vật - cụ thể ở đây là nồi đồng và vài đồng tiền cổ được phát hiện tìm thấy đều sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước. Do đó, anh Hưng và cả anh Phương, anh Dũng phải có trách nhiệm báo lại với cơ quan chính quyền địa phương nơi đang ở gần nhất để giao nộp và phối hợp xử lý, bảo vệ cổ vật.
Không khai báo khi phát hiện cổ vật bị xử phạt như thế nào?
Với trường hợp của anh Hưng, có thể sẽ bị xử phạt với 2 trường hợp như sau:
Thứ nhất, nếu anh Hưng không khai báo với chính quyền địa phương về việc phát hiện, tìm thấy cổ vật trong quá trình xây nhà thì khi bị phát hiện tùy theo mức độ anh phát hiện ra vật đó thì anh có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện, cụ thể như sau:
"Điều 25. Vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này."
Tuy nhiên, theo khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thứ hai, anh Hưng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
"Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?