Giám sát công trình điện cần cấp giấy phép hoạt động điện lực không? Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực?
Giám sát công trình điện cần cấp giấy phép hoạt động điện lực không?
Căn cứ Điều 30 Luật Điện lực 2024 quy định nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Các lĩnh vực hoạt động điện lực phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện.
5. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện được cấp cho tổ chức sở hữu nhà máy điện theo hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình.
6. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện được cấp theo phạm vi quản lý, vận hành lưới điện truyền tải cụ thể.
7. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện được cấp theo phạm vi quản lý, vận hành lưới điện phân phối cụ thể.
8. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn điện được cấp theo phạm vi bán điện cụ thể.
9. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện được cấp theo phạm vi bán điện cụ thể, trừ phạm vi do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho đơn vị khác. Khi chuyển sang giai đoạn vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện cấp cho tổ chức tham gia thị trường bán lẻ điện theo phạm vi của thị trường bán lẻ điện.
Theo đó, các lĩnh vực hoạt động điện lực phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện.
Như vậy, giám sát công trình điện không cần cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Giám sát công trình điện cần cấp giấy phép hoạt động điện lực không? Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực? (Hình từ Internet)
Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 61/2025/NĐ-CP quy định thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực
1. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực quy định như sau:
a) Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, lĩnh vực truyền tải điện là 20 năm;
b) Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện là 10 năm.
2. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực được cấp theo thời hạn của giấy phép cũ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và điểm a, điểm c khoản 3 Điều 32 Luật Điện lực.
3. Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong trường hợp gia hạn không quá thời điểm chuyển giao tài sản, công trình điện lực hoặc thời điểm dự án dừng hoạt động.
...
Theo đó, thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực quy định như sau:
- Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, lĩnh vực truyền tải điện là 20 năm;
- Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện là 10 năm.
Lưu ý: Các trường hợp cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn nêu trên:
- Thời hạn hoạt động còn lại của dự án, công trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện ngắn hơn thời hạn nêu trên, cấp theo thời hạn hoạt động còn lại của dự án, công trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;
- Trường hợp hạng mục công trình, công trình được nghiệm thu có điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng hoặc một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện đưa vào khai thác tạm theo pháp luật xây dựng;
- Căn cứ điều kiện thực tế về hạng mục công trình điện, phương án bán buôn, bán lẻ điện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn nêu trên;
- Tổ chức đề nghị thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Nghị định 61/2025/NĐ-CP thì cấp theo thời hạn đề nghị, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 4 Điều 20 Nghị định 61/2025/NĐ-CP.
Giám sát vận hành thị trường điện thuộc hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện cạnh tranh đúng không?
Căn cứ Điều 42 Luật Điện lực 2024 quy định hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ như sau:
Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
1. Các hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện cạnh tranh bao gồm:
...
h) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh để bảo đảm sự ổn định, hiệu quả và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
i) Giám sát vận hành thị trường điện;
k) Báo cáo về hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết khoản 1 Điều này phù hợp với từng cấp độ phát triển của thị trường điện cạnh tranh.
Theo đó, giám sát vận hành thị trường điện thuộc hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện cạnh tranh.
Lưu ý: Căn cứ Điều 40 Luật Điện lực 2024 quy định Các đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh bao gồm:
- Đơn vị phát điện;
- Đơn vị truyền tải điện;
- Đơn vị phân phối điện;
- Đơn vị bán buôn điện;
- Đơn vị bán lẻ điện;
- Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;
- Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện;
- Khách hàng sử dụng điện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám sát công trình điện cần cấp giấy phép hoạt động điện lực không? Thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực?
- Thẩm phán tòa án nhân dân đang trong thời gian chờ xem xét kỷ luật có được phân công giải quyết án không?
- Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là gì? Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục do ai bổ nhiệm?
- Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì xác định người trúng đấu giá như thế nào?
- Dự toán ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ mở mới hằng năm được xây dựng trên cơ sở nào?