Khi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện cần lập hồ sơ kiểm sát gồm những tài liệu gì?
- Khi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện cần lập hồ sơ kiểm sát gồm những tài liệu gì?
- Hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện bản điện tử được lập như thế nào?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có trách nhiệm gì trong việc quản lý hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện?
Khi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện cần lập hồ sơ kiểm sát gồm những tài liệu gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về lập hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.
Lập hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện
1. Hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện gồm các tài liệu sau đây:
a) Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án;
b) Phiếu kiểm sát thông báo trả lại đơn khởi kiện; Yêu cầu sao chụp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ;
c) Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp; Văn bản rút đơn khởi kiện;
d) Tờ trình, báo cáo về việc kiến nghị thông báo trả lại đơn khởi kiện; về quan điểm của Viện kiểm sát đối với khiếu nại thông báo trả lại đơn khởi kiện của người khởi kiện; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;
đ) Văn bản khiếu nại của người khởi kiện, văn bản rút khiếu nại; Kiến nghị của Viện kiểm sát, văn bản rút kiến nghị;
e) Quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên họp; Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện; Báo cáo, thông báo kết quả phiên họp;
g) Các quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án;
h) Tài liệu khác có liên quan.
2. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện và/hoặc kiểm sát việc Tòa án cùng cấp giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát cấp trên lập hồ sơ kiểm sát gồm các tài liệu sau đây:
a) Tài liệu do Viện kiểm sát cấp trên ban hành, do Tòa án cùng cấp gửi cho Viện kiểm sát;
b) Văn bản khiếu nại của người khởi kiện (lần 2, 3); tài liệu do người khiếu nại cung cấp cho Viện kiểm sát cấp trên;
c) Tài liệu do Viện kiểm sát cấp dưới đã kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện gửi cho Viện kiểm sát cấp trên;
d) Tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này mà công chức thấy cần thiết.
Như vậy, trường hợp Viện kiểm sát cấp trên kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát cấp trên lập hồ sơ kiểm sát gồm các tài liệu sau:
- Tài liệu do Viện kiểm sát cấp trên ban hành, do Tòa án cùng cấp gửi cho Viện kiểm sát;
- Văn bản khiếu nại của người khởi kiện (lần 2, 3); tài liệu do người khiếu nại cung cấp cho Viện kiểm sát cấp trên;
- Tài liệu do Viện kiểm sát cấp dưới đã kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện gửi cho Viện kiểm sát cấp trên;
- Tài liệu trong hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện mà công chức thấy cần thiết.
Khi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện cần lập hồ sơ kiểm sát gồm những tài liệu gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện bản điện tử được lập như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát bản điện tử như sau:
Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát bản điện tử
1. Hồ sơ kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự bản điện tử được lập trên cơ sở số hóa tài liệu giấy, tài liệu ảnh, tài liệu phim ảnh, tài liệu âm thanh trong hồ sơ vụ việc dân sự của Tòa án hoặc hồ sơ kiểm sát bản giấy.
2. Viện kiểm sát đã kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự hoặc đã lập hồ sơ kiểm sát bản giấy thì thực hiện việc lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử.
Viện kiểm sát đã lập hồ sơ kiểm sát bản giấy chưa lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử mà hồ sơ đã được bàn giao cho Viện kiểm sát khác để lưu trữ thì Viện kiểm sát đã tiếp nhận hồ sơ để lưu trữ thực hiện việc lập hồ sơ kiểm sát bản điện tử.
3. Ưu tiên sử dụng hồ sơ kiểm sát bản điện tử nếu có cả hồ sơ kiểm sát bản giấy và bản điện tử.
4. Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát bản điện tử được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện bản điện tử được lập trên cơ sở số hóa tài liệu giấy, tài liệu ảnh, tài liệu phim ảnh, tài liệu âm thanh trong hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án hoặc hồ sơ kiểm sát bản giấy.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có trách nhiệm gì trong việc quản lý hồ sơ kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về quản lý hồ sơ kiểm sát tại đơn vị lập hồ sơ như sau:
Quản lý hồ sơ kiểm sát tại đơn vị lập hồ sơ
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm nắm rõ tình hình, kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh hoạt động quản lý hồ sơ kiểm sát của công chức thuộc đơn vị mình.
...
Theo quy định trên, Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có trách nhiệm nắm rõ tình hình, kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh hoạt động quản lý hồ sơ kiểm sát của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên thuộc đơn vị mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?