Mẫu bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc hay nhất?
Mẫu bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc hay nhất?
Dưới đây là mẫu bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc hay nhất mà học sinh có thể tham khảo.
Cuốn sách gợi cảm hứng: "Đi tìm lẽ sống" (Man's Search for Meaning) của Viktor Frankl.
"Đi tìm lẽ sống" của Viktor Frankl, một tác phẩm kinh điển về trải nghiệm sống sót trong trại tập trung, đã thay đổi hoàn toàn cách tôi nhìn nhận về sự kiên cường và thái độ đối mặt với nghịch cảnh. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện bi tráng mà còn là một bài học sâu sắc về sức mạnh của ý chí con người. Frankl đã chứng minh rằng, ngay cả trong những hoàn cảnh khốc liệt nhất, chúng ta vẫn có quyền lựa chọn thái độ của mình.
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải đối mặt với những khó khăn, thử thách ở những mức độ khác nhau – từ thất bại trong công việc, mối quan hệ đổ vỡ, đến những mất mát lớn lao. Nhiều người dễ dàng gục ngã, đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc chấp nhận số phận. Tuy nhiên, qua câu chuyện của Frankl, tôi nhận thấy rằng chính thái độ sống mới là yếu tố quyết định. Dù không thể thay đổi những gì xảy ra với mình, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi cách mình phản ứng lại. Khả năng tìm thấy ý nghĩa ngay cả trong đau khổ, khả năng duy trì hy vọng và kiên cường vượt qua là những phẩm chất cần được nuôi dưỡng. Tôi tin rằng, khi có một "lẽ sống", một mục đích rõ ràng, con người có thể chịu đựng mọi "cách sống" khó khăn.
>> Xem thêm một số mẫu bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc hay nhất: Tải về
Một số mẫu bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc hay nhất? (Hình từ Internet)
Đánh giá thường xuyên của học sinh cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá thường xuyên của học sinh cấp trung học cơ sở như sau:
(1) Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
(2) Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, như sau:
- Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
- Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
+ Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
+ Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
+ Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
(3) Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT
Quyền của học sinh theo quy định pháp luật như thế nào?
Theo Điều 35 Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về Quyền của học sinh như sau:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT .
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc của giáo viên dành cho học sinh cuối cấp trung học phổ thông? Cấp học và độ tuổi của giáo dục THPT?
- Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 được tổ chức vào ngày nào? Chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 là gì?
- Stt hay về học sinh lớp 12 ngắn gọn hài hước? Học sinh lớp 12 có bắt buộc thi môn Tiếng anh khi dự thi tốt nghiệp THPT không?
- Mẫu bài phát biểu bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương 2024 2025? Tải về mẫu bài phát biểu bàn giao học sinh?
- Bài phát biểu dành cho học sinh cuối cấp THCS của giáo viên chủ nhiệm? Trách nhiệm của GVCN trong việc đánh giá học sinh THCS?