Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
- Ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện khi quyền và lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm không?
- Bản án sơ thẩm giải quyết vụ án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia phải được công bố công khai trên báo hàng ngày của trung ương đúng không?
Ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
Theo điểm a khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy đinh như sau:
Nghĩa vụ chứng minh
1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh
...
Như vậy, khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
>> Thương hiệu nội địa đang tạo ra giá trị gì cho người tiêu dùng Việt Nam?
Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì người tiêu dùng có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa không? (hình từ internet)
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện khi quyền và lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm không?
Theo căn cứ tại khoản 3 Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.
5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Như vậy, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đồng thời, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản án sơ thẩm giải quyết vụ án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia phải được công bố công khai trên báo hàng ngày của trung ương đúng không?
Theo khoản 3 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án
...
3. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.
...
Như vậy, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.
Ngoài ra, bản án đó còn phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là cá nhân nước ngoài mới nhất?
- Cảnh báo mức chỉ số chất lượng không khí ảnh hưởng tương ứng đến sức khỏe con người và khuyến nghị?
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công gồm những dự án nào theo Nghị định 175?
- Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu? Chứng chỉ năng lực có hiệu lực bao lâu?
- Bao sái bàn thờ là gì? Bao sái bàn thờ vào ngày nào? Nhà thờ cúng có được chia thừa kế hay không?