Ngày 10 tháng 4 là ngày gì? Ngày 10 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 10 4 2025 là thứ mấy?
Ngày 10 tháng 4 là ngày gì? Ngày 10 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 10 4 2025 là thứ mấy?
Thông tin về ngày 10 tháng 4 là ngày gì, ngày 10 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam, ngày 10 4 2025 là thứ mấy dưới đây:
Vậy, ngày 10 tháng 4 là ngày gì?
- Ngày 10 tháng 4 năm 1887: Nguyễn Phạm Tuân từ trần. Ông sinh nǎm 1842, quê ở Bắc Cử, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Ông đậu cử nhân thời vua Tự Đức, làm tri phủ huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nǎm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi, ông mộ binh chống thực dân Pháp, được phong chức Tán vương quân vụ quan thứ Quảng Bình.
- Ngày 10 tháng 4 năm 1946: Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ban hành sắc lệnh "Đảm phụ quốc phòng" nhằm huy động của cải của nhân dân đóng góp cho nhu cầu kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng đất nước.
- Ngày 10 tháng 4 năm 1946: Bác làm thơ tặng các cháu:
"Bác mong các cháu "cho ngoan"
Mai sau gìn giữ giang san Lạc - Hồng
Sao cho nổi tiếng Tiên - Rồng
Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam".
- Ngày 10 tháng 4 năm 1957: Tại Hà Nội đã tiến hành Đại hội thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội. Đại Hội đã bầu bác sĩ Nguyễn Ngọc San, giảng viên trường đại học y khoa Hà Nội làm chủ tịch Hội. Đến nay Hội Liên hiệp Thanh niên Hà Nội hoạt động theo 4 loại hình: Theo đối tượng, theo sở thích, theo nghề nghiệp và theo địa bàn dân cư.
*Trên đây là thông tin về ngày 10 tháng 4 là ngày gì, ngày 10 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam, ngày 10 4 2025 là thứ mấy!
Dưới đây là lịch tháng 4 2025:
- Ngày 10 tháng 4 năm 2025 là ngày 13/3/2025 âm lịch.
- Ngày 10 tháng 4 năm 2025 là ngày thứ Năm trong tuần.
Ngày 10 tháng 4 là ngày gì? Ngày 10 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 10 4 2025 là thứ mấy? (Hình ảnh Internet)
Ngày 10 4 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 10 4 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 10 4 không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày 10 4 không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, trường hợp ngày 10 4 rơi vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ làm.
Bên cạnh đó, trường hợp ngày 10 4 không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bằng những hình thức nào? Nguyên tắc sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt?
- Công nghiệp an ninh được hiểu như thế nào? Hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh bao gồm những gì?
- Nội dung hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự được quy định những gì? 3 nguyên tắc hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự?
- Mẫu đoạn văn ngắn về lý do em thích nhân vật Thánh Gióng trong chương trình môn Ngữ văn? Chương trình giáo dục môn Ngữ Văn có mục tiêu chung ra sao?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Nữ CBCC cấp xã hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc thế nào?