Khi nào thì chủ rừng phải thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng? Việc chăm sóc và nuôi dưỡng này được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi trình tự, thủ tục thực hiện tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng sản xuất có tận dụng sản phẩm (rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách đã giao vốn cho doanh nghiệp Nhà nước) như thế nào? Mong được trả lời, tôi cảm ơn.

Khi nào phải thực hiện chăm sóc rừng trồng và chăm sóc như thế nào?

Về chăm sóc rừng trồng quy định tại Điều 13 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:

- Đối tượng thực hiện chăm sóc rừng trồng:

+ Rừng sau khi trồng đến 03 năm tuổi đối với cây mọc nhanh;

+ Rừng sau khi trồng đến 05 năm tuổi đối với cây sinh trưởng chậm và rừng trồng ven biển.

- Nội dung thực hiện việc chăm sóc:

+ Phát cây bụi, dây leo, cỏ dại xâm lấn; xới đất và vun gốc cho cây; bảo vệ cây tái sinh mục đích;

Số lần chăm sóc: tùy thuộc vào mức độ xâm lấn của thực bì ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng để thực hiện số lần chăm sóc phù hợp; trung bình mỗi năm chăm sóc 02 lần;

+ Bón thúc: tùy theo đặc điểm sinh trưởng phát triển cửa rừng để quyết định thời điểm, số lần bón thúc, loại phân bón và khối lượng phân bón; bón thúc được tiến hành cùng với xới đất vun gốc cây;

+ Trồng dặm: sau khi trồng 01 tháng, kiểm tra tỷ lệ sống; nếu tỷ lệ cây sống dưới 85% so với mật độ trồng ban đầu thì phải trồng dặm;

+ Ngoài những quy định về chăm sóc như trên thì các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cụ thể đối với rừng trồng trên cạn và chăm sóc rừng trồng ngập mặn thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loài.

Khi nào thì chủ rừng phải thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng? Việc chăm sóc và nuôi dưỡng này được thực hiện như thế nào?

Khi nào thì chủ rừng phải thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng? Việc chăm sóc và nuôi dưỡng này được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi nào phải thực hiện nuôi dưỡng rừng trồng và thực hiện việc nuôi dưỡng như thế nào?

Nội dung về nuôi dưỡng rừng trồng được quy định tại Điều 14 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:

- Đối tượng phải thực hiện:

+ Rừng trồng sản xuất trong giai đoạn từ rừng non khép tán đến trước kỳ khai thác chính từ 02 năm đến 04 năm đối với loài cây sinh trưởng nhanh và từ 06 năm đến 10 năm đối với loài cây sinh trưởng chậm;

+ Rừng trồng sản xuất các loài cây trồng sinh trưởng nhanh, thuần loài, đều tuổi, trên điều kiện lập địa tốt, độ dày tầng đất trên 50 cm, trong khu vực không có hoặc có xảy ra gió bão, lốc xoáy nhưng dưới cấp 6; mật độ rừng trồng trên 1000 cây/ha để chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn trong thời hạn xác định.

- Biện pháp thực hiện:

+ Phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại xâm lấn;

+ Tỉa thưa là những cây cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn không đáp ứng được mục đích kinh doanh và một số cây sinh trưởng bình thường nhưng mật độ quá dày; giữ lại cây khỏe mạnh, có tán lá cân đối, thân thẳng, tròn đều;

Cường độ tỉa thưa theo 04 mức khác nhau: mức độ thấp là khoảng cách giữa các cây chừa nhỏ hơn 1/3 đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ trung bình là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/3 đến dưới 1/2 đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ cao là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/2 đến gần bằng đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ rất cao là khoảng cách giữa các cây chừa bằng hoặc lớn hơn đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính;

Số lần tỉa thưa từ 01 lần đến 03 lần; kỳ dãn cách từ 03 đến 06 năm phụ thuộc vào loài cây, điều kiện lập địa, tuổi cây và cường độ chặt tỉa thưa; tiến hành tỉa thưa lần sau khi rừng đã khép tán sau lần tỉa thưa trước liền kề;

Thời điểm tỉa thưa: vào mùa khô hoặc những tháng ít mưa (trước hoặc sau mùa sinh trưởng);

Kỹ thuật chặt tỉa thưa: chiều cao gốc chặt không quá 2/3 đường kính gốc cây chặt, chọn hướng cây đổ để không ảnh hưởng tới cây giữ lại; không chặt quá 03 cây liền nhau và đảm bảo cây giữ lại phân bố đều trong rừng;

+ Vệ sinh, chăm sóc rừng sau tỉa thưa: tiến hành vệ sinh rừng, thu gom thân cây, cành cây to ra khỏi khu rừng; thu dọn cành cây nhỏ, băm thành từng đoạn và dải thành băng, không được đốt; có các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;

+ Tỉa cành: tỉa cành cho cây mục đích, cắt các thân phụ và cành quá lớn, nằm ở phía dưới tán (những cành già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây); cắt sát với thân cây, tránh làm xước vỏ thân cây;

+ Mật độ cây để lại đến thời điểm khai thác chính từ 400 cây/ha đến 800 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng nhanh có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn từ 10 năm đến 15 năm; từ 300 cây/ha đến 700 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng chậm có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn trên 15 năm;

+ Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật tại khoản 2 Điều này, tùy theo điều kiện lập địa và mức độ thâm canh có thể áp dụng biện pháp bón phân sau khi chặt tỉa thưa. Thời điểm bón phân vào đầu mùa mưa. Loại phân bón, khối lượng phân bón phụ thuộc vào điều kiện lập địa và đặc điểm sinh trưởng của cây trồng;

+ Các biện pháp kỹ thuật cụ thể thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loài.

Mọi người có trách nhiệm như thế nào đối với việc thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với rừng trồng?

Nội dung này được quy định tại Điều 15, Điều 16 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT như sau:

* Trách nhiệm của cơ quan nhà nước:

- Tổng cục lâm nghiệp có trách nhiệm:

+Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các biện pháp lâm sinh theo quy định tại Thông tư này trên phạm vi cả nước;

+ Xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho các loài cây trồng lâm nghiệp chính;

+ Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tại các địa phương.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

+ Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các biện pháp lâm sinh theo quy định tại Thông tư này trên phạm vi địa bàn tỉnh.

+ Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh theo quy định tại Thông tư này;

+ Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho loài cây đặc thù trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

* Trách nhiệm của của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện các biện pháp lâm sinh theo các quy định tại Thông tư này.

- Chủ rừng có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp lâm sinh theo quy định tại Thông tư này.

Rừng trồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13703:2023 về phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiệm thu trồng rừng như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để tiến hành khai thác tận thu gỗ trong rừng sản xuất là rừng trồng là gì? Hồ sơ đề nghị khai thác gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Rừng trồng là gì? Rừng trồng trong trường hợp nào thì sẽ có đại diện chủ sở hữu là Nhà nước theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Giá rừng trồng được tính bằng đơn vị gì và tính theo công thức nào? Tổng chi phí đầu tư của rừng trồng được tính như thế nào?
Pháp luật
Khi nào thì chủ rừng phải thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng? Việc chăm sóc và nuôi dưỡng này được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rừng trồng
2,774 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rừng trồng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào