Khi lập quy trình bảo trì công trình đường bộ đối với các dự án đầu tư nâng cấp, nhà thầu có trách nhiệm gì?
Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ là các tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo hợp đồng ký với cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ, cơ quan được nhà nước giao quản lý dự án bảo trì công trình đường bộ. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.
Theo đó, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ là các tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo hợp đồng ký với cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ, cơ quan được nhà nước giao quản lý dự án bảo trì công trình đường bộ.
Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.
Bảo trì công trình đường bộ (Hình từ Internet)
Khi lập quy trình bảo trì công trình đường bộ đối với các dự án đầu tư nâng cấp, nhà thầu có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình đường bộ
a) Nhà thầu thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước), nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 hoặc 2 bước) có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng nếu có trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung cấp thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản này không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.
...
Theo đó, đối với các dự án đầu tư nâng cấp, nhà thầu có trách nhiệm sau:
- Nhà thầu thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước), nhà thầu thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 hoặc 2 bước) có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng nếu có trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
- Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
- Trường hợp nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung cấp thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản này không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.
Lập quy trình bảo trì công trình đường bộ phải căn cứ vào đâu?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
...
2. Căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ bao gồm:
a) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Quy trình bảo trì của công trình tương tự (nếu có);
c) Hồ sơ thiết kế (kể cả hồ sơ thiết kế điều chỉnh, nếu có), chỉ dẫn kỹ thuật thi công xây dựng công trình;
d) Chỉ dẫn của nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình;
đ) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;
e) Các tài liệu cần thiết khác.
Như vậy, căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ gồm:
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
- Quy trình bảo trì của công trình tương tự (nếu có);
- Hồ sơ thiết kế (kể cả hồ sơ thiết kế điều chỉnh, nếu có), chỉ dẫn kỹ thuật thi công xây dựng công trình;
- Chỉ dẫn của nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình;
- Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;
- Các tài liệu cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?