Khi đăng kiểm phương tiện thì đầu máy tàu hỏa có niên hạn 40 năm có còn nằm trong niên hạn được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ hay không?
- Tàu hỏa có phải thực hiện đăng kiểm phương tiện như các phương tiện giao thông đường bộ không?
- Khi đăng kiểm phương tiện thì đầu máy tàu hỏa có niên hạn 40 năm có còn nằm trong niên hạn được Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ hay không?
- Đầu máy tàu hỏa hết niên hạn sử dụng thì có được phép kéo dài thời hạn sử dụng hay không?
Tàu hỏa có phải thực hiện đăng kiểm phương tiện như các phương tiện giao thông đường bộ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Đường sắt 2017 quy định về việc đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt
1. Phương tiện giao thông đường sắt sản xuất, lắp ráp hoặc hoán cải, phục hồi phải được tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền kiểm tra, giám sát và cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
...
Theo đó, tàu hỏa phải thực hiện đăng kiểm phương tiện như các phương tiện giao thông đường bộ khác.
Việc đăng kiểm sẽ do tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền kiểm tra, giám sát và cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt thực hiện.
Khi đăng kiểm phương tiện thì đầu máy tàu hỏa có niên hạn 40 năm có còn nằm trong niên hạn được Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ hay không? (Hình từ Internet)
Khi đăng kiểm phương tiện thì đầu máy tàu hỏa có niên hạn 40 năm có còn nằm trong niên hạn được Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Đường sắt 2017 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt
...
2. Phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác sử dụng phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ và được tổ chức đăng kiểm Việt Nam định kỳ kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
...
Để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt thì tàu hỏa trong quá trình khai thác sử dụng phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng.
Tại Điều 18 Nghị định 65/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 01/2022/NĐ-CP) quy định vè niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt
1. Đối với đầu máy, toa xe chở khách chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị: Không quá 40 năm.
2. Đối với toa xe chở hàng chạy trên đường sắt chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: Không quá 45 năm.
3. Không áp dụng quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đối với việc thực hiện cứu hộ cứu nạn; dồn dịch trong ga, cảng, trong đề-pô, trong nội bộ nhà máy; điều chuyển giữa các ga, các đề-pô; các đầu máy hơi nước kéo đoàn tàu du lịch; toa xe mặt võng chuyên vận tải phục vụ an ninh, quốc phòng và các loại phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.
4. Đối với phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu đã qua sử dụng: Chỉ được nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng không quá 10 năm đối với toa xe chở khách, đầu máy, toa xe đường sắt đô thị và không quá 15 năm đối với toa xe chở hàng.
5. Thời điểm tính niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt được tính từ thời điểm phương tiện đóng mới được cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tổ chức đăng kiểm hoặc được cấp chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất.
6. Phương tiện giao thông đường sắt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này khi hết niên hạn sử dụng được chuyển thành phương tiện không áp dụng quy định về niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo quy định thì đầu máy tàu hỏa sẽ có niên hạn sử dụng không quá 40 năm.
Như vậy, trong trường hợp mà anh nêu thì toa tàu không còn đáp ứng được điều kiện về niên hạn để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
Khi hết niên hạn sử dụng được chuyển thành phương tiện không áp dụng quy định về niên hạn, sủ dung cho các mục đích như:
- Cứu hộ cứu nạn;
- Dồn dịch trong ga, cảng, trong đề-pô, trong nội bộ nhà máy;
- Điều chuyển giữa các ga, các đề-pô;
- Các đầu máy hơi nước kéo đoàn tàu du lịch.
Đầu máy tàu hỏa hết niên hạn sử dụng thì có được phép kéo dài thời hạn sử dụng hay không?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 65/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 01/2022/NĐ-CP) quy định về việc kéo dài niên hạn sử dụng như sau:
Lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt
1. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2018: Được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
2. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019: Được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
3. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2025: Được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
4. Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026: Không được kéo dài thời gian hoạt động.
Trong trường hợp đầu máy tàu hỏa đã hết niên hạn sử dụng trong năm 2023 thì sẽ được phép hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?