Người dự kiến là trưởng đoàn thanh tra được thủ trưởng cơ quan thanh tra chỉ đạo thực hiện những công việc gì?
Người dự kiến là trưởng đoàn thanh tra được thủ trưởng cơ quan thanh tra chỉ đạo thực hiện những công việc gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 08/2024/TT-TTCP quy định về ban hành quyết định thanh tra như sau:
Ban hành quyết định thanh tra
1. Việc ban hành quyết định thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Thanh tra.
Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chỉ đạo người dự kiến là Trưởng đoàn thanh tra nghiên cứu thông tin thu thập được để xây dựng dự thảo quyết định thanh tra, lấy ý kiến của Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra và đơn vị có liên quan (nếu có) Về nội dung dự thảo quyết định thanh tra để bảo đảm quyết định thanh tra đúng quy định của pháp luật và khả thi.
2. Quyết định thanh tra phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, người tiến hành thanh tra, người giám sát hoạt động Đoàn thanh tra (nếu có), đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức cuộc thanh tra.
Theo đó, người dự kiến là trưởng đoàn thanh tra được thủ trưởng cơ quan thanh tra chỉ đạo thực hiện những công việc sau:
+ Nghiên cứu thông tin thu thập được để xây dựng dự thảo quyết định thanh tra;
+ Lấy ý kiến của Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra và đơn vị có liên quan (nếu có), về nội dung dự thảo quyết định thanh tra để bảo đảm quyết định thanh tra đúng quy định của pháp luật và khả thi.
Người dự kiến là trưởng đoàn thanh tra được thủ trưởng cơ quan thanh tra chỉ đạo thực hiện những công việc gì? (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào khi làm trưởng đoàn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra như sau:
Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra;
c) Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
d) Có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
2. Tiêu chuẩn cụ thể:
a) Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;
b) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;
c) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên;
d) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên.
Theo đó, trưởng đoàn thanh tra cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung sau đây để trở thành trưởng đoàn thanh tra:
+ Trưởng đoàn thanh tra phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
+ Trưởng đoàn thanh tra phải có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra;
+ Phải am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
+ Trưởng đoàn thanh tra phải có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
Người góp vốn vào doanh nghiệp là đối tượng thanh tra có được làm trưởng đoàn thanh tra không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra như sau:
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
a) Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra trước khi trình người ra quyết định thanh tra.
...
Theo đó, người góp vốn vào doanh nghiệp là đối tượng thanh tra thì không được làm trưởng đoàn thanh tra.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diễu binh 30 4 2025 ở đâu TPHCM? Địa điểm, thời gian chi tiết diễu binh 30 4 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
- iOS 18 4 có gì mới? Đánh giá iOS 18 4 chính thức? iOS 18 4 Apple có nên nâng cấp, cập nhật không?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 2 4 2025? Con số may mắn thu tài hút lộc cho 12 cung hoàng đạo 2 4 2025?
- Môn thi thứ 3 đối với tuyển sinh trung học phổ thông hiện nay được công bố vào ngày 01 tháng 04 có đúng không?
- Thành viên quỹ tín dụng nhân dân hiện nay là gì? Điều kiện đối với cá nhân ra sao? Chấm dứt trong các trường hợp nào?