Khi có sự thay đổi công nghệ xử lý chất thải nguy hại của dự án đầu tư thì có phải đánh giá lại tác động môi trường không?

Xin cho hỏi: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có một số thay đổi về công nghệ xử lý của công trình xử lý chất thải (nếu được đánh giá là tốt hơn sao với công nghệ đề xuất trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường) thì có phải đánh giá lại khi có sự thay đổi này hay không?

Có bao nhiêu tiêu chí để xác định công nghệ xử lý chất thải nguy hại?

thay đổi công nghệ xử lý chất thải nguy hại

Khi có sự thay đổi công nghệ xử lý chất thải nguy hại của dự án đầu tư thì có phải đánh giá lại tác động môi trường? (Hình từ internet)

Theo Điều 39 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:

Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại
1. Tiêu chí xác định công nghệ để đánh giá như sau:
a) Công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
b) Các công nghệ có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường: thiêu hủy; tái chế, thu hồi kim loại, oxit kim loại, muối kim loại bằng nhiệt hoặc hóa học; xử lý nước thải; xử lý, tái chế, thu hồi hóa chất.
2. Tiêu chí về công nghệ:
a) Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, thẩm định, đánh giá đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;
b) Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa; khả năng mở rộng, nâng công suất;
c) Mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
d) Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;
đ) Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;
e) Mức độ tự động hóa trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bền của máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ.
3. Về môi trường và xã hội:
a) Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình xử lý chất thải nguy hại;
b) Tiết kiệm diện tích đất sử dụng của hệ thống công nghệ xử lý chất thải nguy hại;
c) Mức độ tái sử dụng, thu hồi các thành phần có giá trị từ chất thải nguy hại;
d) Mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, con người trong quá trình vận hành hoạt động của công nghệ xử lý chất thải nguy hại và sản phẩm sau khi xử lý;
đ) Mức độ rủi ro đối với môi trường và khả năng phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật;
e) Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị thành thạo;
g) Bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm tái chế theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Về kinh tế:
a) Khả năng tiêu thụ sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải của dự án;
b) Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý chất thải nguy hại;
c) Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

Theo đó, công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng những tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí xác định công nghệ để đánh giá như sau:

+ Công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

+ Các công nghệ có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường: thiêu hủy; tái chế, thu hồi kim loại, oxit kim loại, muối kim loại bằng nhiệt hoặc hóa học; xử lý nước thải; xử lý, tái chế, thu hồi hóa chất.

- Tiêu chí về công nghệ:

+ Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, thẩm định, đánh giá đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam;

+ Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa; khả năng mở rộng, nâng công suất;

+ Mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải nguy hại;

+ Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;

+ Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;

+ Mức độ tự động hóa trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bền của máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ.

- Về môi trường và xã hội:

+ Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với khí thải, nước thải phát sinh trong quá trình xử lý chất thải nguy hại;

+ Tiết kiệm diện tích đất sử dụng của hệ thống công nghệ xử lý chất thải nguy hại;

+ Mức độ tái sử dụng, thu hồi các thành phần có giá trị từ chất thải nguy hại;

+ Mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, con người trong quá trình vận hành hoạt động của công nghệ xử lý chất thải nguy hại và sản phẩm sau khi xử lý;

+ Mức độ rủi ro đối với môi trường và khả năng phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật;

+ Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị thành thạo;

+ Bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sản phẩm tái chế theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Về kinh tế:

+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải của dự án;

+ Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý chất thải nguy hại;

+ Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

Khi có sự thay đổi công nghệ xử lý chất thải nguy hại của dự án đầu tư thì có phải đánh giá lại tác động môi trường không?

Theo điểm c khoản 2 Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư trong quá trình hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung; chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án trước khi vận hành trong trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
2. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
...

Theo đó, khi có sự thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Ai có trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi công nghệ xử lý chất thải nguy hại?

Theo điểm b khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
4. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường;
b) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường trong trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này; bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

Theo đó, căn cứ quy định trên thì chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường khi có sự thay đổi công nghệ xử lý chất thải nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường;
Xử lý chất thải nguy hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có phải công khai thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý không?
Pháp luật
Tòa nhà mới đưa vào hoạt động có phải ký kết hợp đồng xử lý chất thải nguy hại không? Xử lý chất thải nguy hại như thế nào đúng với quy định của pháp luật?
Pháp luật
Khi có sự thay đổi công nghệ xử lý chất thải nguy hại của dự án đầu tư thì có phải đánh giá lại tác động môi trường không?
Pháp luật
Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có được xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm lập, lưu trữ báo cáo quản lý chất thải nguy hại? Hành vi không lưu trữ báo cáo quản lý chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý chất thải nguy hại
2,572 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý chất thải nguy hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý chất thải nguy hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào