Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có phải công khai thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý không?
- Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có phải công khai thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý không?
- Nội dung quy định cụ thể trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại được quy định như thế nào?
- Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường không?
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có phải công khai thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý không?
Căn cứ tại Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại như sau:
Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
1. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này.
2. Thu gom, vận chuyển, tiếp nhận, xử lý số lượng, loại chất thải nguy hại theo đúng nội dung giấy phép môi trường được cấp.
3. Bảo đảm hệ thống, phương tiện, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
4. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động mà không có khả năng xử lý.
5. Đăng ký với cơ quan cấp phép môi trường theo thẩm quyền để được chấp thuận khi có nhu cầu liên kết vận chuyển chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường của mình cho chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại khác có chức năng phù hợp theo quy định của Chính phủ.
6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
7. Công khai, cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý, phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác cần phải công khai, cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 114 của Luật này.
Như vậy, Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm công khai, cung cấp thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có phải công khai thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý không? (Hình từ Internet)
Nội dung quy định cụ thể trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 72 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì trách nhiệm chính của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
- Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại trên địa bàn hoạt động phù hợp với giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần được cấp quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
- Thu gom, vận chuyển, tiếp nhận, xử lý số lượng, loại chất thải nguy hại theo đúng nội dung giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần được cấp quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP được cấp và phù hợp với hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
- Chỉ được tiếp nhận chất thải nguy hại do chủ nguồn thải chất thải nguy hại vận chuyển đến hoặc từ chủ xử lý chất thải nguy hại thực hiện việc liên kết theo quy định tại Điều 73 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
- Thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06 tháng, kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại.
- Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường không?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
...
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
Như vậy, nhà nước có chính sách bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?