Kết luận định giá tài sản có bắt buộc phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản hay không?
Kết luận định giá tài sản có bắt buộc phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản hay không?
Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về kết luận định giá tài sản như sau:
Kết luận định giá tài sản
1. Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.
Hội đồng định giá tài sản kết luận giá của tài sản và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.
2. Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản. Trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận định giá tài sản thì phải nêu rõ lý do; nếu kết luận chưa rõ thì quyết định định giá lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
4. Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản vi phạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật về định giá thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng định giá tài sản.
Nếu có thành viên không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên đó phải ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
Định giá tài sản trong vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng định giá tài sản có những quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định hiện nay?
Tại Điều 11 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng định giá tài sản cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng định giá tài sản
1. Thành viên của Hội đồng định giá có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến tài sản cần định giá;
b) Đưa ra nhận định, đánh giá độc lập của mình về tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá; về cách thức thực hiện nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá và giá của tài sản cần định giá;
c) Biểu quyết để xác định giá của tài sản; ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên họp định giá tài sản nếu không thống nhất với kết luận của Hội đồng định giá;
d) Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật khi tham gia định giá;
đ) Từ chối tham gia định giá tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Thành viên của Hội đồng định giá có nghĩa vụ:
a) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản;
b) Tham gia các phiên họp của Hội đồng định giá khi được yêu cầu;
c) Tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Nghị định này;
d) Chịu trách nhiệm về ý kiến nhận định, đánh giá của mình quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Việc định giá tài sản được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Theo Điều 15 Nghị định 30/2018/NĐ-CP thì việc định giá tài sản dựa vào những căn cứ sau đây:
(1) Việc định giá tài sản không phải là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ sau:
- Giá thị trường của tài sản;
- Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định;
- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
- Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có);
- Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.
(2) Việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:
- Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác;
- Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);
- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
- Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin;
- Giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
- Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này;
- Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tin cậy của các căn cứ này.
Lưu ý: Các mức giá từ các nguồn thông tin quy định trên đây được xác định tại thời điểm và tại nơi tài sản được yêu cầu định giá. Trường hợp thu thập nguồn thông tin về mức giá tài sản tại thời điểm khác hoặc ở địa phương khác thì mức giá đó cần được điều chỉnh phù hợp về thời điểm và nơi tài sản được yêu cầu định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?