Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng có những nội dung gì?
Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng có những nội dung gì?
Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 118/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Tổ chức phong trào thi đua
1. Xây dựng kế hoạch
a) Kế hoạch tổ chức phong trào, đợt thi đua do đơn vị xây dựng.
b) Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, chủ đề, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện.
...
Theo quy định trên, kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng có những nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu, chủ đề, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện.
Trước đây, căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Thông tư 151/2018/TT-BQP (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua như sau:
Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xây dựng kế hoạch
a) Nội dung kế hoạch bao gồm: Mục đích, yêu cầu, chủ đề, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện.
b) Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng.
...
Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam do cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng.
Theo đó, nội dung kế hoạch tổ chức phong trào thi đua gồm: Mục đích, yêu cầu, chủ đề, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện.
Chương trình buổi lễ phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân (hình từ Internet)
Chương trình buổi lễ phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân được tổ chức có những hoạt động gì?
Chương trình buổi lễ phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân được tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 118/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Tổ chức phong trào thi đua
...
2. Tổ chức phát động thi đua
a) Tổ chức phát động thi đua phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua của đơn vị.
b) Hình thức: Có thể tổ chức lễ phát động riêng hoặc kết hợp với các hoạt động khác của đơn vị.
c) Chương trình buổi lễ phát động thi đua gồm: Chào cờ; tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; báo cáo kết quả phong trào, đợt thi đua; phát động phong trào, đợt thi đua mới; trao thưởng (nếu có); thủ trưởng cấp trên phát biểu chỉ đạo (nếu có); lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đáp từ; đại diện đơn vị giao ước thi đua; ký kết thi đua; duyệt đội ngũ (khi phát động thi đua ngoài trời); kết thúc buổi lễ.
...
Theo đó, tổ chức phát động thi đua phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua của đơn vị.
Có thể tổ chức lễ phát động riêng hoặc kết hợp với các hoạt động khác của đơn vị.
Chương trình buổi lễ phát động thi đua trong Quân đội nhân dân được tổ chức gồm những hoạt động sau:
- Chào cờ;
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Báo cáo kết quả phong trào, đợt thi đua;
- Phát động phong trào, đợt thi đua mới;
- Trao thưởng (nếu có);
- Thủ trưởng cấp trên phát biểu chỉ đạo (nếu có);
- Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đáp từ;
- Đại diện đơn vị giao ước thi đua;
- Ký kết thi đua;
- Duyệt đội ngũ (khi phát động thi đua ngoài trời);
- Kết thúc buổi lễ.
Trước đây, căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Thông tư 151/2018/TT-BQP (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua như sau:
Nội dung tổ chức phong trào thi đua
...
2. Tổ chức phát động thi đua phải phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua của từng cơ quan, đơn vị. Có thể tổ chức lễ phát động riêng hoặc kết hợp với các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
Chương trình buổi lễ phát động thi đua, gồm:
a) Chào cờ;
b) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
c) Báo cáo kết quả phong trào (đợt) thi đua trước, phát động phong trào (đợt) thi đua mới; trao thưởng (nếu có);
d) Thủ trưởng cấp trên phát biểu chỉ đạo (nếu có); lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đáp từ;
đ) Đại diện cơ quan, đơn vị giao ước thi đua;
e) Ký kết thi đua;
g) Duyệt đội ngũ (khi phát động thi đua ở ngoài trời);
h) Bế mạc.
...
Theo quy định trên, tổ chức phát động thi đua phải phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua của từng cơ quan, đơn vị. Có thể tổ chức lễ phát động riêng hoặc kết hợp với các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
Chương trình buổi lễ phát động thi đua, gồm:
- Chào cờ;
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Báo cáo kết quả phong trào (đợt) thi đua trước, phát động phong trào (đợt) thi đua mới; trao thưởng (nếu có);
- Thủ trưởng cấp trên phát biểu chỉ đạo (nếu có); lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đáp từ;
- Đại diện cơ quan, đơn vị giao ước thi đua;
- Ký kết thi đua;
- Duyệt đội ngũ (khi phát động thi đua ở ngoài trời);
- Bế mạc.
Kết thúc mỗi phong trào thi đua có bắt buộc phải tổ chức sơ kết, tổng kết không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 118/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Kết thúc mỗi phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân hoặc đợt thi đua, các cơ quan, đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, lựa chọn cá nhân, tập thể xuất sắc tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Đối với đợt thi đua dài ngày, có thể tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm.
Trước đây, căn cứ vào khoản 4 Điều 6 Thông tư 151/2018/TT-BQP (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua như sau:
Nội dung tổ chức phong trào thi đua
...
3. Triển khai các biện pháp tổ chức thi đua
a) Tổ chức quán triệt, động viên các tập thể, cá nhân tích cực hưởng ứng thi đua và đăng ký thi đua;
b) Kiểm tra, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn đơn vị;
c) Phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
4. Sơ kết, tổng kết thi đua: Kết thúc mỗi phong trào thi đua hoặc đợt thi đua, phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, lựa chọn tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Đối với đợt thi đua dài ngày có thể tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm.
Theo đó, cần tổ chức quán triệt, động viên các tập thể, cá nhân tích cực hưởng ứng thi đua và đăng ký thi đua;
Kiểm tra, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn đơn vị;
Phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
Kết thúc mỗi phong trào thi đua hoặc đợt thi đua, phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, lựa chọn tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Đối với đợt thi đua dài ngày có thể tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?